Nhỏ Bình thường Lớn

Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Với 86,35% đại biểu có mặt tán thành, những nút thắt về xử lý nợ xấu chính thức được tháo gỡ.
TIN LIÊN QUAN
quoc hoi thong qua nghi quyet ve xu ly no xau cua cac to chuc tin dung 23.000 tỷ để giải phóng mặt bằng xây sân bay Long Thành
quoc hoi thong qua nghi quyet ve xu ly no xau cua cac to chuc tin dung Bảo đảm đồng bộ trong thực hiện chính sách xử lý nợ xấu

Sáng nay (21/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Đây là nghị quyết được mong đợi từ lâu của giới ngân hàng.

Cụ thể, 86,35% số đại biểu có mặt tán thành. Tỷ lệ không tán thành nghị quyết này cũng khá cao, tới hơn 6% tương đương với 31 đại biểu. Có 12 đại biểu không biểu quyết.

Nghị quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Khơi thông "động mạch chủ"

Nhiều đại biểu Quốc hội có chung nhận định, có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu lúc này là hết sức cấp thiết để "rã cục máu đông", khơi thông "động mạch chủ" của nền kinh tế.

Theo báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến của đại biểu do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày trước Quốc hội, có 2 phương án quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý theo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu của hai phương án không có sự chênh lệch lớn (phương án 1: 203 phiếu/phương án 2: 193 phiếu), không quá bán so với số đại biểu.

Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy để bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng như đã đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến năm 2020 nợ xấu của các tổ chức tín dụng xuống dưới 3%.

quoc hoi thong qua nghi quyet ve xu ly no xau cua cac to chuc tin dung
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sáng 21/6. (Nguồn: VOV)

Ngăn phát sinh nợ xấu mới

Mặt khác, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, đây là Nghị quyết thí điểm mang tính đặc thù giải quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường trong thời gian vừa qua, cho nên cần có chính sách phù hợp để xử lý nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực được xác định là ngày 15/8/2017.

Sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn, hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới. Sau quá trình thực hiện Nghị quyết, Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh mang tính thường xuyên, thuộc rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý theo phương án nêu trên sẽ bảo đảm nguồn lực để tập trung xử lý các khoản tín dụng xấu đang gây cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng, tránh việc các TCTD có thể lạm dụng các quy định của Nghị quyết để xử lý nợ xấu của các khoản nợ phát sinh sau ngày 15/8/2017. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án này.

Theo số liệu do Thống đốc NHNN báo cáo lên Quốc hội, tính đến 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng là trên 150.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua, nhưng chưa xử lý được, là trên 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ.

Như vậy, nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được hiện nay là trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Còn nếu tính tổng cả nợ xấu nội bảng, nợ có nguy cơ tiềm ẩn và nợ bán cho VAMC chưa được xử lý thì tổng nợ xấu trong toàn hệ thống là 10,08%, tương đương khoảng 600.000 tỷ đồng.

quoc hoi thong qua nghi quyet ve xu ly no xau cua cac to chuc tin dung Xử lý nợ xấu là rất cần thiết, rất cấp bách

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc hoàn thiện các quy định, xây dựng luật riêng về tái cơ cấu các tổ chức tín ...

quoc hoi thong qua nghi quyet ve xu ly no xau cua cac to chuc tin dung Xử lý nợ xấu mang lại điều gì cho các doanh nghiệp?

Không chỉ hồi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp (DN) có nợ xấu sau khi được các tổ chức tín ...

quoc hoi thong qua nghi quyet ve xu ly no xau cua cac to chuc tin dung Xử lý nợ xấu sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng

Trên cơ sở đánh giá, tổng kết tình hình xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015, việc sử dụng các nguồn lực tài chính để ...

(theo Nhóm Phóng viên/VOV.VN)

Tin cũ hơn