Nhỏ Bình thường Lớn

Mặc Ấn Độ lo ngại, Mỹ cấp gói bảo trì F-16 cho Pakistan

Mỹ lập luận rằng chương trình F-16 của Pakistan là một phần quan trọng trong mối quan hệ sâu rộng hơn của Washington với Islamabad.
Máy bay chiến đấu F15K của Không quân Hàn Quốc và máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình, ngày 4/10. (Nguồn: AP)
Máy bay chiến đấu F15K của Không quân Hàn Quốc và máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình, ngày 4/10. (Nguồn: AP)

Bất chấp lo ngại của Ấn Độ, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp gói bảo trì máy bay chiến đấu F-16 trị giá 450 triệu USD cho Pakistan vì không vấp phải sự phản đối của Thượng viện trong thời hạn thông báo bắt buộc 30 ngày.

Hôm 7/9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để thông báo cho Quốc hội nước này về quyết định của chính quyền Tổng thống Joe Biden liên quan đến thương vụ quốc phòng nêu trên với Pakistan theo chương trình Bán hàng quân sự cho nước ngoài (FMS).

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Robert Menende nêu rõ trước Thượng viện Mỹ ngày 13/9, “Quốc hội có 30 ngày để xem xét lại thỏa thuận mua bán” sau khi nhận được thông báo như vậy. Nếu không có bất kỳ phản đối nào từ 100 thượng nghị sĩ, Mỹ sẽ sẵn sàng cung cấp gói bảo trì cho Pakistan.

Tháng trước, Tổng thống Biden đã đảo ngược quyết định của người tiền nhiệm Donald Trump về việc đình chỉ viện trợ quân sự cho Islamabad vì cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho Taliban ở Afghanistan và mạng lưới Haqqani, đồng thời phê duyệt chương trình bảo trì máy bay chiến đấu F-16 cho Pakistan.

Ấn Độ thể hiện sự không đồng tình.trước động thái trên. Ngoại trưởng S Jaishankar trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước tuyên bố mối quan hệ của Mỹ với Pakistan “không có lợi” cho một trong hai nước và đặt ra nghi vấn về việc chính quyền Biden phê duyệt gói thỏa thuận quốc phòng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng đã chuyển tới người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin mối quan ngại của New Delhi.

Trong khi đó, chính quyền Biden, cả Ngoại trưởng Antony Blinken và Nhà Trắng, lập luận rằng chương trình F-16 của Pakistan là một phần quan trọng trong mối quan hệ sâu rộng hơn của Washington với Islamabad.

Thỏa thuận này sẽ giúp Pakistan duy trì khả năng đối phó với các mối đe dọa khủng bố hiện tại và trong tương lai bằng cách duy trì hoạt động của phi đội F-16.

Điều đáng chú ý là mối quan hệ Mỹ-Pakistan đã đi xuống trong tuần qua, sau khi Tổng thống Biden mô tả Pakistan là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới vì sở hữu vũ khí hạt nhân và đang phải đối mặt với bất ổn chính trị.

Sau đó, Pakistan đã triệu Đại sứ Mỹ tại Islamabad để phản đối còn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng triệu Đại sứ Pakistan tại Washington D.C.

Mỹ cảnh báo tham vọng của Trung Quốc 'gây lo ngại' cho các quốc đảo Thái Bình Dương

Mỹ cảnh báo tham vọng của Trung Quốc 'gây lo ngại' cho các quốc đảo Thái Bình Dương

Ngày 22/9, Điều phối viên Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Nhà Trắng, ông Kurt Campbell, cho biết tham vọng của Trung Quốc ...

Người Mỹ ủng hộ chính quyền cung cấp vũ khí giá trị 'khủng' cho Ukraine

Người Mỹ ủng hộ chính quyền cung cấp vũ khí giá trị 'khủng' cho Ukraine

Ngày 24/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá gần 3 tỷ USD cho Ukraine. Thăm dò ...

Ấn Độ cung cấp lô hàng hỗ trợ y tế thứ 10 cho nhân dân Afghanistan

Ấn Độ cung cấp lô hàng hỗ trợ y tế thứ 10 cho nhân dân Afghanistan

Ấn Độ hôm 18/8 đã cung cấp lô hàng hỗ trợ y tế thứ 10 cho Afghanistan như một phần trong hoạt động hỗ trợ ...

Washington: Mỹ chưa cung cấp bất cứ vũ khí nào cho phép Ukraine tấn công Crimea

Washington: Mỹ chưa cung cấp bất cứ vũ khí nào cho phép Ukraine tấn công Crimea

Ngày 12/8, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, các vũ khí do Mỹ cung cấp không được sử dụng để tấn công căn cứ không ...

Ấn Độ 'giám sát chặt chẽ' động thái của Trung Quốc tại Pakistan

Ấn Độ 'giám sát chặt chẽ' động thái của Trung Quốc tại Pakistan

Ấn Độ lo ngại trước việc Trung Quốc có kế hoạch triển khai nhân viên an ninh tới bảo vệ công dân và tài sản ...

(theo PTI)