Kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi Fed tăng lãi suất. (Nguồn: Getty Images) |
Các chuyên gia từ Bank of America nhận định: "Các thị trường trái phiếu chính phủ trên khắp thế giới đang ở trong tình trạng hoạt động tồi tệ nhất kể từ năm 1949".
Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ (FRS) và các Ngân hàng trung ương khác ở phương Tây đã chấm dứt việc giữ lãi suất cơ bản xung quanh mức số 0 để hỗ trợ nền kinh tế như họ đã làm trong thời kỳ đại dịch. Theo Bloomberg, chính sự đảo chiều này gây ra tác động lớn.
Hãng tin này lưu ý, quyết định tăng lãi suất cơ bản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần vừa qua là "đòn" nghiêm trọng có tính chất quyết định đánh vào nền kinh tế toàn cầu.
Ngày 21/9, Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, lên mức 3-3,25% mỗi năm. Kể từ tháng 5 năm nay, cơ quan quản lý Mỹ đã 3 lần tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Mỹ và các quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với mức lạm phát cao chưa từng có trong nhiều thập niên.
Việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow và chính sách từ bỏ nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga đã làm tăng giá nhiên liệu, chủ yếu là khí đốt. Kết quả là nhiều ngành công nghiệp ở phương Tây mất phần lớn lợi thế cạnh tranh, ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
| Kim cương Nga vào 'tầm ngắm' của EU, có gì trong gói trừng phạt thứ 8? 5 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) gồm Ba Lan, Ireland, Litva, Estonia và Latvia đã đề nghị EU ngừng nhập khẩu kim ... |
| Nga-EU: ‘Ván bài’ khí đốt phản tác dụng, châu Âu lao đao trong vòng xoáy kinh tế Một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong nhiều thập niên đang diễn ra trên khắp thế giới. Dường như cuộc khủng hoảng ... |
| Khủng hoảng năng lượng không phải lý do duy nhất khiến kinh tế châu Âu 'khốn đốn' Cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát là hai vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp, tác động mạnh đến túi tiền người dân ... |
| Nord Stream 2 vẫn là tia hy vọng mong manh của Nga và sự tiếc nuối của châu Âu? Mùa Đông 2022 không chỉ là một mùa Đông khó khăn ở phía trước đối với châu Âu, mà phải là ít nhất hai hoặc ... |
| Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng EU nhập tăng khoảng 60%, đặc biệt từ Mỹ. Những ... |