TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam sẵn sàng phối hợp với nước sở tại bảo hộ công dân bị tạm giữ tại Malaysia và Indonesia | |
Yêu cầu Trung Quốc phối hợp giải quyết vụ ép tàu cá ở khu vực Hoàng Sa |
Đối với bà con ngư dân 9 tỉnh, thành phố dọc chiều dài khoảng 763 km ven vùng biển Vịnh Bắc Bộ nói riêng và ngư dân cả nước nói chung, sự ra đời của Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc ngày 25/12/2000 là một dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời đi biển. Từ khi hai Hiệp định chính thức có hiệu lực vào 30/6/2004, ngư dân Việt Nam và ngư dân Trung Quốc đã cùng sử dụng, khai thác và tiến hành hoạt động đánh bắt trên một Vùng đánh cá chung mang đậm truyền thống láng giềng hữu nghị.
Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ trong phạm vi từ vị trí 200 vĩ độ Bắc kéo xuống đường đóng cửa Vịnh. Khu vực biển này có chiều rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía, có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh; đảm bảo khoảng cách so với bờ biển của mỗi nước là 30,5 hải lý, trong đó đại bộ phận cách bờ của Việt Nam từ 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là 28 hải lý. |
Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc đã xác định rõ phạm vi và khuôn khổ pháp lý để ngư dân hai nước tiếp tục hoạt động khai thác theo tập quán lâu đời, đồng thời cơ quan chức năng hai bên phối hợp bảo vệ, quản lý, nhằm ổn định tình hình an ninh xã hội và trật tự sản xuất nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Sau 12 năm chính thức có hiệu lực và 3 năm tự động gia hạn, nhằm bảo đảm hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước quá độ ổn định, trật tự trước khi Chính phủ hai nước ký kết một văn kiện pháp lý mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 27/8/2019 phê duyệt chủ trương gia hạn 01 năm “Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa” tính từ ngày 01/7/2019.
Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa” tính từ ngày 01/7/2019. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã trao Công hàm số 715/BNG-UBBG ngày 07/10/2019 cho phía Trung Quốc, cùng với Công hàm xác nhận số 21 (2019) ngày 17/10/2019 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tạo thành thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước về việc tiếp tục thực hiện có thời hạn Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc. |
Sau 01 năm duy trì các hoạt động nghề cá của ngư dân hai nước theo thỏa thuận của hai chính phủ theo Hiệp định, đến ngày 30/6/2020 Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn toàn kết thúc hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc Vùng đánh cá chung và Vùng đệm cho tàu cá nhỏ mà tàu cá, ngư dân mỗi bên vẫn ra vào hoạt động khi được cấp giấy phép đánh bắt trong 16 năm qua đã không còn tồn tại. Theo đó, sau thời gian 30/6/2020, tàu cá, ngư dân Việt Nam sẽ không được phép tiến hành hoạt động đánh bắt sang phía Đông của đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ (đi qua 21 điểm, xuất phát từ cửa sông Bắc Luân đến đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ- tức Đường nối mũi Oanh Ca và đảo Cồn Cỏ); ngược lại, tàu cá, ngư dân Trung Quốc cũng không được phép thực hiện hoạt động đánh bắt sang phía Tây của đường này cho đến khi hai nước đạt được thỏa thuận về cơ chế và mô hình hợp tác mới trong lĩnh vực nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Đối với các tàu cá cố tình vi phạm, các lực lượng thực thi pháp luật của hai bên hoàn toàn có quyền áp dụng những biện pháp xử lý phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật của mỗi nước. Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng hai bên cần nhanh chóng thông tin, tuyên truyền đến các địa phương, ngư dân các tỉnh ven biển lâu nay vẫn tiến hành hoạt động đánh bắt quen thuộc tại Vùng đánh cá chung trong ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu hợp tác trong lĩnh vực nghề cá trước đây trong Vịnh Bắc Bộ và kinh nghiệm hợp tác thời gian qua, nhằm bảo đảm quyền lợi của ngư dân hai nước, căn cứ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, Việt Nam - Trung Quốc đang có kế hoạch để sớm khởi động diễn đàn đàm phán về một cơ chế hợp tác tiếp theo trong lĩnh vực nghề cá trong vịnh Bắc Bộ để phù hợp với trữ lượng tài nguyên hải sản, cơ chế quản lý nghề cá của hai bên trong tình hình mới và phù hợp với xu thế phát triển tích cực, đi vào chiều sâu trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc; góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Điều này cũng đã được Lãnh đạo các Bộ, ngành chủ quản của hai bên cùng nhấn mạnh tại “Thông cáo chung Hội nghị tổng kết 15 năm thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc” ngày 03/4/2019.
Trong thời gian chờ các Bộ, ngành hữu quan của hai bên tiến hành đàm phán để xác định một cơ chế hợp tác mới, phù hợp, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước sẽ tiến hành quản lý tàu cá, ngư dân bên mình theo đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.
Hiệu ứng tích cực từ mô hình phân định và hợp tác trong Vịnh Bắc Bộ sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị và quyết tâm để hai bên từng bước thúc đẩy vững chắc tiến trình phân định và hợp tác cùng phát triển vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đạt kết quả thực chất trong tương lai không xa. Hình ảnh quen thuộc về những mẻ cá bạc đầy khoang cùng nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sạm nắng gió của ngư dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc sẽ lại ngời lên trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển chung của tình láng giềng hữu nghị.
| Việt Nam đề nghị Malaysia giải quyết thỏa đáng việc bắt giữ ngư dân Liên quan đến thông tin ngư dân và tàu cá Việt Nam bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ ngày 11/5 tại khu vực ... |
| Bộ Ngoại giao trao công hàm liên quan đến vụ việc Indonesia bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm đề nghị các cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ ... |
| Yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm vụ tàu Hải cảnh xua đuổi ngư dân Việt Nam tại đảo Đá Lồi Đó là thông tin chính thức từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam) sau cuộc làm việc của cơ quan này với Đại ... |