Bộ Ngoại giao tổ chức 2 hội nghị về APEC và ASEAN

Tham gia ASEAN (1995) và APEC (1998) là những dấu mốc quan trọng trong ngoại giao đa phương Việt Nam. Những gì Việt Nam đã “cho đi và nhận lại” có thể khẳng định Việt Nam đã sáng suốt với những lựa chọn của mình. Ngày 30/11, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức đồng thời Hội nghị “APEC và Việt Nam: Chặng đường 20 năm qua và Tầm nhìn 20 năm tới” và Tọa đàm “ASEAN chặng đường sau 50 năm và Việt Nam” .
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean Bộ Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Lãnh sự
bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean Bộ Ngoại giao giới thiệu nhân sự tham gia quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026

Cái “chớp mắt” của lịch sử hay hành trình vượt lên chính mình

Trong bài viết nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã so sánh 50 năm chỉ như một “chớp mắt” của lịch sử, song với ASEAN đó là cả một chặng đường dài với bao gian khó, nhưng có những mốc son lưu dấu.

ASEAN đã biến Đông Nam Á từ khu vực của chiến tranh, xung đột trở thành khu vực hòa bình, ổn định. Chưa bao giờ Đông Nam Á thịnh vượng như ngày nay và có lẽ, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên bầu trời hòa bình, tươi sáng đó. Đây là giá trị lớn nhất, quan trọng nhất của ASEAN.

bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ngày 15/11/2018.

Đạt được những thành công quan trọng là bởi đi qua mỗi chặng đường, ASEAN lại có cho mình những bài học để vững vàng, đoàn kết hơn trong đối mặt với khó khăn, thách thức. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã từng dẫn câu châm ngôn Việt Nam “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” để gửi gắm một thông điệp rằng “10 cây trong ASEAN chụm lại sẽ thành núi rất cao. Chúng ta đang ngồi cùng trên một con thuyền, nếu con thuyền đó đắm, tất cả sẽ cùng đắm”.

Cùng thắp sáng ngọn lửa chung

Những thế hệ trưởng thành trong hơn hai thập kỷ qua đều cảm nhận được sự trân trọng của bạn bè trong khu vực đối với Việt Nam kể từ khi ta gia nhập ASEAN. Dù là thành viên đến sau, trình độ phát triển còn khoảng cách với nhiều nước, nhưng Việt Nam luôn thể hiện thiện chí và nỗ lực, nhiệt huyết và trách nhiệm, đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của ASEAN. Chúng ta đã đóng góp vào thành quả của ASEAN với tâm thế cùng thắp sáng ngọn lửa chung, nỗ lực không ngừng vì các mục tiêu của cả Cộng đồng.

Từ khi Cộng đồng ASEAN hình thành cuối năm 2015, Việt Nam đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực triển khai xây dựng Cộng đồng. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Phát huy vai trò dẫn dắt

“Về cơ bản, chúng ta có thể hài lòng với những gì đã cho đi và nhận lại trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với thế và lực của Việt Nam đang có, với những yêu cầu ở cấp độ hội nhập cao hơn, để tận dụng tốt hơn những cơ hội do ASEAN mang lại, Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa để phát huy vai trò của mình, dẫn dắt được nhiều lĩnh vực hơn nữa, cả về kinh tế và văn hóa-xã hội, đi đều trong cả ba trụ cột xây dựng Cộng đồng ASEAN”, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh nhân kỷ niệm “tuổi vàng” của ASEAN.

Năm 2020 là một năm rất đặc biệt đối với cả ASEAN và Việt Nam. Với ASEAN, đó là tròn 5 năm thành lập Cộng đồng ASEAN, là mốc kiểm điểm giữa kỳ việc triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015-2020, hoàn tất triển khai một loạt kế hoạch hành động giữa ASEAN với đối tác. Với Việt Nam, tròn 25 năm ta tham gia ASEAN, và hàng loạt các sự kiện kỷ niệm năm tròn, năm chẵn.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, việc đảm nhận thành công Chủ tịch ASEAN 2020 chính là cơ hội để Việt Nam thể hiện năng lực và phát huy vai trò dẫn dắt của mình, đáp ứng sự trông đợi, tin tưởng của các nước thành viên và đối tác. Nhìn rộng hơn, đây là phép thử đối với việc triển khai chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương của nước ta là trách nhiệm, là uy tín và vị thế Việt Nam.

bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, tháng 11/2017.

Tạo thêm xung lực cho APEC

Không chỉ khẳng định mình trong ASEAN, hai thập kỷ qua Việt Nam cũng đã có những dấu ấn đáng tự hào trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Nhìn lại 20 năm qua, chúng ta có thể tự hào về những đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương. Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Với vai trò chủ trì của Việt Nam, tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).  Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực. Cùng với đó, Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện các Mục tiêu Bogor, Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập... cũng được đánh giá là những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho những vấn đề APEC phải đối mặt tại thời điểm đó. Kết quả của Năm APEC 2006 với tinh thần ‘Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng” đã góp phần tạo thêm xung lực cho hợp tác APEC theo hướng hiệu quả và năng động hơn.

Bản lĩnh trong gian khó

Sau 11 năm, Việt Nam tiếp tục được các thành viên tín nhiệm lựa chọn đăng cai APEC lần thứ hai. Trọng trách này đặt Việt Nam trước nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh năm 2017 được đánh giá là một trong những thời điểm khó khăn nhất đối với Diễn đàn, với sự nổi lên mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, chống toàn cầu hóa cũng như các thách thức về biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, già hóa dân số…Trong bối cảnh khó khăn như vậy, với bản lĩnh và trí tuệ, với quyết tâm và sự đồng lòng, Việt Nam đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với gần 250 sự kiện, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố biển Đà Nẵng năng động và hiện đại.

Với những hành trang đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh, triển khai chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ 12 về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp định hình các thể chế đa phương và Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng APEC trên chặng đường phát triển sắp tới, chung tay xây dựng tầm nhìn chiến lược về cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

Thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, ngày 30/11, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức song song hai sự kiện, bao gồm Hội nghị “APEC và Việt Nam: Chặng đường 20 năm qua và Tầm nhìn 20 năm tới” và Tọa đàm “ASEAN chặng đường sau 50 năm và Việt Nam” với sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cùng sự tham dự của nhiều chuyên gia, học giả APEC và ASEAN.
bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean Bộ Ngoại giao học tập, triển khai nội dung Hội nghị Trung ương 8

Ngày 23/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đảng ủy Bộ Ngoại giao đã tổ chức tham gia Hội nghị trực tuyến toàn quốc học ...

bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn hành động tương tự, tôn ...

bo ngoai giao to chuc 2 hoi nghi ve apec va asean Bộ Ngoại giao lên tiếng về hợp tác dầu khí Trung Quốc - Philippines

Phát biểu của Phó Phát ngôn Nguyễn Phương Trà về hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông và  phản ứng ...

Phương Hà

Xem nhiều

Đọc thêm

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Phiên bản di động