Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Tin/ảnh: Tuấn Anh
Ngày 24/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Ngãi do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân dẫn đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Ngãi do Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân dẫn đầu.

Về phía tỉnh Quảng Ngãi còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Huy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND; lãnh đạo các Sở, ngành, Ban quản lý Khu công nghiệp của tỉnh.

Tin liên quan
Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội nghị ‘Gặp gỡ Quảng Ngãi’ tại Hà Nội Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội nghị ‘Gặp gỡ Quảng Ngãi’ tại Hà Nội

Về phía Bộ Ngoại giao có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ; Vụ trưởng Vụ châu Mỹ Lê Chí Dũng; Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Như Hiếu và thủ trưởng các đơn vị có liên quan: Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Cục Lãnh sự; Vụ Chính sách Đối ngoại; Vụ Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương; Vụ châu Âu; Báo Thế giới và Việt Nam…

Quảng Ngãi xác định 2 trọng tâm phát triển

Tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực biến động phức tạp, chưa phục hồi, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện Quảng Ngãi đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Tỉnh có Khu Kinh tế Dung Quất - một trong khu kinh tế thành công trên toàn quốc, có KCN VSIP - hình mẫu trong các khu công nghiệp.

Theo đó, tỉnh xác định hai trọng tâm phát triển: "Mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất" và "Trung tâm du lịch biển - đảo tại Lý Sơn”.

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh, Quảng Ngãi xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; là tỉnh công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép.

Hướng tới năm 2050, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung.

Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân chia sẻ, Quảng Ngãi mong muốn thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Khẳng định, Quảng Ngãi có chính quyền quyết liệt, quyết tâm phát triển nhưng cũng rất thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân chia sẻ, Quảng Ngãi mong muốn thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Bộ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đã hỗ trợ tỉnh thực hiện chương trình công tác đối ngoại hàng năm, nhất là công tác bảo hộ ngư dân tàu thuyền, công tác kết nối tổ chức đoàn ra, chương trình làm việc ở nước ngoài.

Đáng chú ý có chuyến công tác và kí kết Bản ghi nhớ hợp tác về hợp tác nhân sự với tỉnh Oita, Nhật Bản; chuyến công tác và tổ chức Hội nghị Hợp tác và đầu tư và KKT Dung Quất tại Houston, bang Texas, Hoa Kỳ trong năm 2023.

Trong thời gian tới, Quảng Ngãi mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục quan tâm, hỗ trợ địa phương trong hoạt động đoàn vào, đoàn ra; tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh tổ chức các Đoàn ra và hỗ trợ tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các nước đến.

Bộ cũng tạo điều kiện để tỉnh có điều kiện tiếp xúc, thiết lập quan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn; thuận lợi trong công tác xây dựng và triển khai đề án phát triển Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại KKT Dung Quất.

Đặc biệt, Quảng Ngãi mong muốn Bộ hỗ trợ tỉnh mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực phát triển kinh tế biển, kinh tế hàng hải, logistics, cảng biển; thu hút đầu tư và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại để phát triển công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế biển, kinh tế hàng hải, logistics, cảng biển; tăng cường hợp tác quốc tế về đánh bắt, khai thác hải sản hợp pháp với một số nước trong khu vực.

Bộ cũng giúp địa phương vận động, tranh thủ các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Sa Huỳnh, hướng đến lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới…

Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh phát biểu tại buổi làm việc.

Ngoài ra, các cơ quan trong Bộ tiếp tục hỗ trợ tỉnh tiếp cận và thu hút nguồn viện trợ ODA, NGO; hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh; giúp mở rộng thị trường sang Hoa Kỳ, Australia, khu vực châu Á, châu Âu,..; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các sản phẩm chủ lực như: nông sản (tinh bột mỳ, đường), thực phẩm (bánh kẹo, nước khoáng, sữa), đồ gỗ, thủy sản, sản phẩm lọc hóa dầu, thép, thiết bị công nghiệp nặng như cần cẩu, container,...

Bộ quan tâm hỗ trợ công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác biển - đảo, lãnh sự, bảo hộ công dân, ngư dân tàu thuyền; hỗ trợ tỉnh thiết lập quan hệ hợp trác với các địa phương nước ngoài, trước mắt là Jeju (Hàn Quốc), Oita (Nhật Bản); đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế…

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân tin tưởng với sự quan tâm của Bộ trưởng và Bộ Ngoại giao, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục thu hút được nhiều hơn nữa các nguồn lực từ bên ngoài về phục vụ phát triển.

Bộ Ngoại giao tiếp tục đồng hành cùng Quảng Ngãi

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị của Bộ Ngoại giao cũng đã trao đổi, cung cấp thông tin hỗ trợ Quảng Ngãi trong thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế với các nước Hoa Kỳ, châu Âu... xuất nhập khẩu hàng qua khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Lào, Singapore; khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… và Ấn Độ.

Các đại biểu khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh đi thăm, làm việc và xúc tiến đầu tư - thương mại tại các địa bàn; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế nước ngoài cũng như hỗ trợ tỉnh trong xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư…

Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Lãnh đạo các đơn vị của Bộ Ngoại giao thông tin tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chúc mừng những thành tựu kinh tế xã hội mà Quảng Ngãi đã đạt được trong thời gian qua.

Chia sẻ về công tác đối ngoại của đất nước thời gian qua, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Đặc biệt, ngành Ngoại giao tiên phong huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, trong đó có tiên phong mở đường, đồng hành, phục vụ lợi ích của người dân, địa phương và doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong công tác đối ngoại hiện nay, vai trò đối ngoại của địa phương là rất quan trọng. Đánh giá cao công tác đối ngoại của tỉnh, đặc biệt là công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển… Bộ trưởng cho rằng, tại buổi làm việc này, hai bên trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp, hợp tác trong thúc đẩy phát triển ngoại giao kinh tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về cho Quảng Ngãi.

Đồng tình với các kiến nghị của tỉnh, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ Quảng Ngãi trong giới thiệu tiềm năng thế mạnh cần tập trung nêu với các đối tác quốc tế; cung cấp thông tin về các đối tác cho tỉnh. Từ góc độ địa phương, Quảng Ngãi đặt hàng cụ thể để Bộ cung cấp thông tin, trong đó có việc xác minh thông tin về các đối tác để tránh rủi ro trong thương mại…

Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Như Hiếu phát biểu tại buổi làm việc.

Bộ cũng sẵn sàng đồng hành với tỉnh trong các kế hoạch công tác ra nước ngoài hàng năm, hỗ trợ cung cấp thông tin các đối tác, hỗ trợ xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Lãnh đạo tỉnh với các đối tác…

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong thúc đẩy quan hệ với các đối tác truyền thống: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore... Đặc biệt, Bộ trưởng mong muốn địa phương tăng cường tính chủ động trong thúc đẩy hợp tác kết nghĩa với các địa phương bạn, tỉnh có thể tính đến mở rộng sang các đối tác ở châu Âu, Hoa Kỳ, khu vực Trung Đông… nhằm thu hút các nguồn lực phát triển chuyển xanh, số.

Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh cung cấp các thông tin qua video clip, các website quảng bá của Quảng Ngãi để các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kết nối với các đối tác. Bộ tiếp tục hỗ trợ trong công tác quảng bá, giới thiệu địa phương với các đối tác quốc tế; tăng cường kết nối qua các hình thức festival, thông tin đối ngoại trên các phương tiện thông tin nước ngoài… trên cơ sở chọn lọc cụ thể theo yêu cầu của tỉnh; hỗ trợ trong thu hút người Quảng Ngãi ở nước ngoài về đầu tư tại địa bàn tỉnh.

Bộ cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức ngoại giao kinh tế, đối ngoại… Trong công tác bảo hộ công dân, ngư dân tàu thuyền, Bộ trưởng mong muốn địa phương tiếp tục quản lý chặt chẽ các ngư dân trong quá trình khai thác hàng hóa hải sản.

Bộ trưởng giao Cục Ngoại vụ tiếp tục phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy trong xây dựng kế hoạch phối hợp hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.

Về chương trình Gặp gỡ Quảng Ngãi dự kiến sẽ diễn ra vào trong ngày mai 25/10 tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, số 2 Lê Quang Đạo, Hà Nội, Bộ trưởng nhấn mạnh, hai bên cũng đã trao đổi và hỗ trợ rất cụ thể. Về cơ bản, công tác chuẩn bị cho Hội nghị đã sẵn sàng, trong đó có công tác mời các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các đối tác nước ngoài, các tổ chức quốc dự Hội nghị.

Bộ Ngoại giao và Quảng Ngãi trao đổi phối hợp công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Ngành Ngoại giao đang bước vào một giai đoạn phát triển mới

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Ngành Ngoại giao đang bước vào một giai đoạn phát triển mới

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong phát biểu tại cuộc họp giao ban Bộ, sáng ngày ...

Đoàn Bộ Ngoại giao và Ngoại giao đoàn thăm, tặng quà công nhân nghèo tỉnh Vĩnh Phúc

Đoàn Bộ Ngoại giao và Ngoại giao đoàn thăm, tặng quà công nhân nghèo tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng ngày 28/9, nhân dịp Trung thu, Đoàn Bộ Ngoại giao và Ngoại giao đoàn đã đến thăm, làm việc và tặng quà cho công ...

Bộ Ngoại giao phối hợp với Phú Thọ triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Bộ Ngoại giao phối hợp với Phú Thọ triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Chiều ngày 29/9, tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn ...

Bộ Ngoại giao và Hải Dương rà soát công tác phối hợp ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Bộ Ngoại giao và Hải Dương rà soát công tác phối hợp ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Ngày 12/10, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn đã ...

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công vào Rafah, bất chấp có đạt được ngừng bắn hay không

Ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza.
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động