Bộ Nội Vụ: 75 năm một hành trình (28/8/1945 - 28/8/2020)

TGVN. Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, Bộ Nội vụ nói riêng và ngành Tổ chức nhà nước nói chung đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Litva
4002 cp lamthoi 3 9 1945 16 45 52 127
Chính phủ lâm thời. (Ảnh: Tư liệu Bộ Nội vụ)

Ra đời trong bối cảnh lịch sử

Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 đã đập tan chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai thống trị gần một trăm năm, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ quân chủ tồn tại hàng nghìn năm, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Nó đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời ra Tuyên cáo nêu rõ: “Nhiệm vụ của Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam hết sức nặng nề. Làm sao cho Chính phủ lâm thời tiêu biểu được Mặt trận Dân tộc thống nhất một cách rộng rãi và đầy đủ. Bởi vậy, Uỷ ban Dân tộc Giải phóng đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ đặng cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà Quốc dân đã giao phó”.

Chính phủ lâm thời có 15 vị Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu với cơ cấu Chính phủ gồm 13 bộ, trong đó Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử khi là ngày khai sinh của Bộ Nội vụ, đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Trưởng thành trong gian khó

Kể từ thời khắc lịch sử ấy, Bộ Nội Vụ đã sát cánh cùng Cách mạng và Chính phủ Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ gian khó, từ giai đoạn Chính phủ Lâm thời tới cuộc kháng chiến chống Pháp, xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng miền Nam. Hòa bình lập lại, Bộ Nội vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc Đổi mới.

Thời kỳ Chính phủ lâm thời (1945 - 1946): Đây là một thời kỳ lịch sử, tuy ngắn nhưng lại có đặc biệt quan trọng, ghi nhận thắng lợi vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân tộc trong cuộc vùng lên oanh liệt, quật cường, đánh dấu buổi sinh thành của một chế độ mới, chính quyền dân chủ nhân dân và ngành công tác xây dựng, tổ chức, điều hành chính quyền - nhà nước kiểu mới mà cơ quan phụ trách chính là Bộ Nội vụ.

Thời kỳ này, Bộ Nội vụ đã có nhiều đóng góp to lớn trong công tác nội trị, tổ chức xây dựng chính quyền cách mạng nhân dân non trẻ, điển hình là khẩn trương xây dựng, củng cố, bảo vệ thành công và phát huy tối đa công năng của hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh xây dựng cuộc sống mới, chống lại thù trong, giặc ngoài. Thắng lợi to lớn này đã góp phần xây dựng cơ sở vững chắc cho sự phát triển của chính quyền dân chủ nhân dân trong các giai đoạn sau.

Thời kỳ kháng chiến và kiến quốc (1946 - 1954): Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc, khi chúng ta vừa chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng, vừa tăng gia sản xuất, xây dựng đất nước.

Thành tích quan trọng của Bộ Nội vụ thời kỳ này chính là tổ chức thành công cuộc tản cư, di chuyển chiến lược, đảm bảo giữ gìn và duy trì tốt cơ sở vật chất tối quan trọng cho toàn kháng chiến. Trong đó, việc Bộ phối hợp tổ chức, bảo vệ thành công việc sơ tán toàn bộ cơ quan lãnh đạo Trung ương lên Việt Bắc thực sự là kỳ tích.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng có đóng góp to lớn trong tiếp tục củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân các cấp, biến chính quyền thành công cụ hữu hiệu chỉ huy và tổ chức cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đây là kết quả của một loạt cải cách về cơ chế tổ chức của chính quyền do Bộ Nội vụ nghiên cứu và đề xuất, làm cho chính quyền nhà nước Việt Nam phù hợp nhất với điều kiện chiến tranh ở từng vùng; đồng thời, phát huy cao nhất công năng và tính ưu việt của chính quyền cách mạng. Việc kiện toàn bộ máy chính quyền theo hướng gọn, nhẹ, chuyên nghiệp, chính quy đã làm cho các hoạt động của Bộ đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.

4002 btphanketoai 16 45 52 064
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại đọc báo cáo bổ sung về chính sách dân tộc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I. (Ảnh: Tư liệu)

Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam (1954-1975): Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, nhiều vấn đề mới trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước, công chức, công vụ và các vấn đề xã hội khác được đặt ra.

Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước đã đảm đương, hoàn thành nhiều nhiệm vụ to lớn, nổi bật là: kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cải tiến tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác cán bộ phục vụ kế hoạch 05 năm lần thứ nhất; chỉ đạo công tác bầu cử, xây dựng, củng cố chính quyền địa phương; xây dựng chế độ quản lý và chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu biên chế, tiền lương, chế độ chính sách và bảo hiểm xã hội; điều chỉnh địa giới hành chính và phê chuẩn phân vạch địa giới hành chính; công tác hộ tịch, quản lý hàng binh, Việt kiều; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, quân nhân và gia đình quân nhân; đẩy mạnh công tác quản lý nhà đất, công tác phòng cháy và chữa cháy...

4003 daituongvonguyengiap 16 45 52 205
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên phát biểu tại Lễ kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2002). (Ảnh: Trần Tân)

Thời kỳ thống nhất, xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước và thực hiện công cuộc Đổi mới (1975 – nay): Với chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu này thể hiện nổi bật trên các lĩnh vực: tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương; công vụ, công chức và cải cách tiền lương; cải cách hành chính nhà nước; quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ và công tác thanh niên; quản lý nhà nước về Tôn giáo; quản lý nhà nước về Thi đua, Khen thưởng; quản lý nhà nước về Văn thư, Lưu trữ; công tác thanh tra, kiểm tra, công tác pháp chế; công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin và thông tin, truyền thông…

Vững bước tới tương lai

Qua 75 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp và thách thức, song với truyền thống vẻ vang của ngành, lớp lớp thế hệ cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước luôn trung thành tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Với những thành tích ấy, Bộ Nội vụ và ngành Tổ chức nhà nước đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2018, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2015... Đặc biệt, ngày 30/5/2005, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 535/2005/QĐ/CTN về tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho Bộ Nội vụ để ghi nhận những công lao to lớn, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

4001 huanchuongsaovang 16 45 52 314
Thủ tướng Phan Văn Khải gắn Huân chương Sao vàng lên lá cờ truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2005). (Ảnh: TTXVN)

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ, Ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2020) là niềm tự hào, nguồn động viên to lớn để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ, của ngành nỗ lực phấn đấu nhiều hơn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng.

Ngành du lịch Hà Nội vượt khó để thích ứng với xu hướng mới

Ngành du lịch Hà Nội vượt khó để thích ứng với xu hướng mới

TGVN. Sở Du lịch Hà Nội cũng như một số địa phương trọng điểm du lịch, cùng các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, điểm đến, ...

Sản xuất vải đang là ‘nút thắt cổ chai’ của ngành dệt may Việt Nam

Sản xuất vải đang là ‘nút thắt cổ chai’ của ngành dệt may Việt Nam

TGVN. Chiều 29/6, tại Hà Nội, Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong-Trung Quốc (MCSS) đã công bố báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động ...

Đảng bộ PVEP: Đột phá tư duy, phát huy sáng tạo

Đảng bộ PVEP: Đột phá tư duy, phát huy sáng tạo

TGVN. Nỗ lực vượt qua giai đoạn nhiều sóng gió nhất trong lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam, PVEP đã có những bước chuyển biến ...

Minh Quân (theo Thanh Tuấn/Bộ Nội vụ)

Đọc thêm

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động