Bộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức

Chu Văn
Khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long vừa có Văn bản số 7968 gửi các Bộ trưởng các bộ, ngành, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Sau 5 năm phải hoàn thành sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư

Theo Bộ Nội vụ, mục đích của việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết 19, bảo đảm xây dựng đội ngũ CBCCVC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.

Bộ Nội vụ nhấn mạnh yêu cầu, cần bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ CBCCVC; khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí CBCCVC; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ với tinh gọn tổ chức bộ máy.

Về nguyên tắc, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định; việc bố trí, sắp xếp cán bộ phải thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ CBCCVC và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương.

Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC của từng cơ quan, đơn vị, tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.

Theo đó, việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Bảo đảm đúng chức danh theo quy định, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc của Đảng.

Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBCCVC theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ, ngành, địa phương; bảo đảm sau 5 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với CBCCVC dôi dư và thực hiện quản lý, sử dụng biên chế theo yêu cầu chung tại cơ quan, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp.

Các cơ quan sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ

Trong hướng dẫn Bộ Nội vụ cũng nêu ra các định hướng sắp xếp cụ thể.

Cụ thể, đối với chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ.

Việc này bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ và theo định hướng như sau:

Với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp.

Nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Với cấp phó của người đứng đầu, Bộ Nội vụ đề nghị cần căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ.

Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án).

Với cán bộ công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý: Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất.

Trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.

Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án).

Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới.

Thực hiện rà soát, tinh giản biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải thống nhất và quyết tâm rất cao để thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ ...

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất các bộ, tổ chức bên trong các bộ, ngành

Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất các bộ, tổ chức bên trong các bộ, ngành

Tên gọi của các cơ quan sau khi hợp nhất, sáp nhập, sắp xếp phải bảo đảm tính kế thừa, bao quát được chức năng, ...

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức kết nối trực tuyến Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội đảng các cấp

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức kết nối trực tuyến Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội đảng các cấp

Sáng 4/12, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức ...

Kế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Kế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, ...

Cập nhật kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Cập nhật kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ngày 6/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết ...

(theo VGP News)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 23/1/2025, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 23/1/2025, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 23/1. Lịch âm hôm nay 23/1/2025? Âm lịch hôm nay 23/1. Lịch vạn niên 23/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Tuổi Ngọ công danh tiến triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/1/2025: Tuổi Ngọ công danh tiến triển

Xem tử vi 23/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 23/1/2025: Song Tử đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 23/1/2025: Song Tử đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 23/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Zurich, kết thúc chuyến công tác tại 3 nước châu Âu

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Zurich, kết thúc chuyến công tác tại 3 nước châu Âu

Tối 22/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Zurich, kết thúc chuyến công tác tại ba nước châu Âu.
GBA cam kết thúc đẩy nền kinh tế bền vững trong tương lai

GBA cam kết thúc đẩy nền kinh tế bền vững trong tương lai

Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) bầu ra Ban lãnh đạo mới cho năm 2025, đứng đầu là ông Alexander Ziehe từ Viessmann Việt Nam.
Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng với Congo

Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng với Congo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Cộng hòa Dân chủ Congo.
Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Ngày 18/1, truyền thông Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua sự tham gia tích cực Hội nghị WEF Davos.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người tin ông Donald Trump trở lại là tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới nhưng các đồng minh của Mỹ thì không.
Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech nhấn mạnh kết quả nổi bật trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới cùng với những lời hứa về các sắc lệnh hành pháp.
Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ngày 16/1, truyền thông Ba Lan nêu bật những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER trang trọng đăng bài viết về chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên trang nhất ấn phẩm đặc biệt
Phiên bản di động