Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp song phương bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc

Bảo Chi
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Syria, Ai Cập, Latvia, Venezuela, Nicaragua và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bên lề khóa họp Đại hội đồng LHQ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 tại New York, ngày 22/9 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Hoàng tử Faisal Bin Farhan Al Saud, Bộ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Al-Mekdad, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Hassan Shoukry, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Felix Plasencia, Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua Denis Ronaldo Moncada Colindres và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman.

Tại các buổi gặp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước nhấn mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Việt Nam; khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị - ngoại giao; tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế quan trọng khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman. (Nguồn: TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman. (Nguồn: TTXVN)

Tại cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ đang phát triển mạnh mẽ và bày mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hiệu quả, bền vững trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ trưởng đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Việt Nam về vaccine ngừa Covid-19, vật phẩm y tế, chuyển giao công nghệ vaccine cũng như tiếp tục làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế- thương mại, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Cảm ơn Việt Nam phối hợp tổ chức thành công chuyến thăm Việt Nam gần đây của Phó Tổng thống Kamala Harris, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai nước cùng quan tâm.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal Bin Farhan Al Saud.

Gặp Hoàng tử Faisal Bin Farhan Al Saud, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Saudi Arabia đã kịp thời hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch Covid-19, mong muốn tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam về vaccine, trang thiết bị y tế.

Đề nghị hai bên duy trì trao đổi, tiếp xúc các cấp, sớm tổ chức Tham vấn chính trị, Bộ trưởng mong muốn Saudi Arabia tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, nhất là thủy sản, nông sản, tăng cường đầu tư và duy trì ODA cho Việt Nam, hỗ trợ người Việt Nam ở Saudi Arabia ổn định, phát triển.

Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Al-Mekdad, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn Syria sớm ổn định và thúc đẩy tái thiết đất nước; đề nghị phối hợp kỷ niệm 55 năm quan hệ hai nước, tăng cường hợp tác nông nghiệp, xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Syria.

Cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam dành cho Syria, Bộ trưởng Faisal Al-Mekdad mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm khắc phục hậu quả chiến tranh, xử lý bom mìn và tái thiết đất nước; khẳng định sẵn sàng phối hợp tìm biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, nông nghiệp.

Gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Hassan Shoukry, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai nước tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, phát huy các cơ chế hợp tác hiện có, thúc đẩy hợp tác giáo dục - đào tạo, tăng cường phối hợp tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương.

Khẳng định coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, Bộ trưởng Sameh Hassan Shoukry bày tỏ khâm phục thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế trên cơ sở cùng có lợi như công nghiệp, dịch vụ, du lịch, cơ sở hạ tầng.

Ai Cập mong muốn Việt Nam tiếp tục ủng hộ trong các vấn đề quốc tế hai nước cùng quan tâm.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp song phương bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics.

Nhấn mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Lativia trong cuộc gặp với Bộ trưởng Edgars Rinkevics, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn Lavia hỗ trợ Việt Nam về vaccine ngừa Covid-19, vật phẩm y tế trong khả năng của mình; đề nghị phối hợp cho chuẩn bị kỷ niệm 30 năm quan hệ hai nước; thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo; đề nghị ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025.

Gặp Bộ trưởng Felix Plasencia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với Venezuela; đề nghị tiếp tục duy trì trao đổi trực tiếp và trực tuyến, họp Ủy ban hỗn hợp, Tham vấn chính trị; thúc đẩy hợp tác nông nghiệp, dầu khí, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Venezuela, nhất là nông sản, thực phẩm, dệt may.

Đánh giá cao và cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela nhất trí tăng cường quan hệ truyền thống với Việt Nam và mong muốn qua Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN.

Tạ cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua Denis Ronaldo Moncada Colindres, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định tình đoàn kết, sự ủng hộ và hỗ trợ của Việt Nam đối với các nước bạn bè truyền thống; đề nghị hai nước sớm tổ chức Tham vấn chính trị, tăng cường hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp, nhất là hợp tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, viễn thông…

Bộ trưởng Nicaragua nhấn mạnh tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp song phương bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và , Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua Denis Ronaldo Moncada Colindres.

Cũng trong ngày 22/9 (theo giờ địa phương), Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng Nhóm Quản trị Toàn cầu (3G) lần thứ 14 dưới sự chủ trì của Singapore, nước Chủ tịch Nhóm 3G .

Đây là Hội nghị quan trọng năm 2021 của Nhóm 3G nhằm đóng góp tăng cường quản trị toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức đa chiều, phức tạp chưa từng có hiện nay, góp phần chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 sẽ diễn ra tại Italy trong tháng 10 sắp tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang chia sẻ ba ưu tiên hợp tác toàn cầu nhằm ứng phó đại dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi mạnh mẽ, bền vững và bao trùm.

Thứ nhất, đẩy nhanh chia sẻ vaccine kịp thời và công bằng, thúc đẩy hợp tác về công nghệ sản xuất vaccine và thuốc điều trị.

Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy phục hồi kinh tế, trong đó chú trọng tăng cường sự tự cường, năng lực thích nghi trong điều kiện bình thường mới, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới, duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu ổn định, bảo đảm việc đi lại tự do.

Thứ ba, nỗ lực hơn nữa nhằm bảo đảm thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên bố về chống phân biệt chủng tộc

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên bố về chống phân biệt chủng tộc

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ngày 22/9 thông qua tuyên bố chính trị về chống phân biệt chủng tộc tại phiên họp trong ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp gỡ bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp gỡ bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc

Ngày 21/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên ...

Đọc thêm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Thủ tướng Nhật Bản công du Đông Nam Á: Cách tiếp cận mới của Tokyo

Thủ tướng Nhật Bản công du Đông Nam Á: Cách tiếp cận mới của Tokyo

Chuyến thăm Indonesia và Malaysia của Thủ tướng Nhật Bản cho thấy chính quyền mới đang tập trung thúc đẩy hợp tác và đa dạng hóa đối tác an ninh...
Cập nhật ngay iOS 18.2.1 để sửa lỗi quan trọng trên iPhone

Cập nhật ngay iOS 18.2.1 để sửa lỗi quan trọng trên iPhone

Apple vừa mới chính thức phát hành bản cập nhật iOS 18.2.1 để sửa những lỗi quan trọng cho người dùng iPhone.
Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Series

Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Series

Samsung vừa thông báo sẽ tổ chức sự kiện Galaxy Unpacked 2025 vào ngày 22/1 tới đây tại San Jose, California, nơi công ty sẽ ra mắt dòng Galaxy S25 ...
Loạt iPhone gặp lỗi camera sau khi nâng cấp iOS 18.2, nâng cấp ngay lên 18.2.1

Loạt iPhone gặp lỗi camera sau khi nâng cấp iOS 18.2, nâng cấp ngay lên 18.2.1

Nhiều người dùng iPhone cho biết thiết bị của họ liên tục gặp lỗi khi mở ứng dụng camera sau khi cập nhật hệ điều hành iOS 18.2.
Quan hệ EU-Syria: Thay đổi để thích ứng

Quan hệ EU-Syria: Thay đổi để thích ứng

Chuyến đi của hai Ngoại trưởng Đức, Pháp đến Damascus hứa hẹn sẽ báo hiệu sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa EU với Syria.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động