Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành

Bảo Chi
Ngày 8/4, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021, Việt Nam đã tổ chức Phiên Thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” dưới hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phiên họp có sự tham dự của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, 9 Bộ/Thứ trưởng cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước thành viên HĐBA (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Kenya, Estonia, Na Uy, Ireland, Saint Vincent and the Grenadines, Tunisia, Niger và Mexico).

Cùng tham dự và phát biểu tại cuộc họp có ông Stefano Toscano, Giám đốc Trung tâm Rà phá Bom mìn Nhân đạo Quốc tế Geneva (GICHD); diễn viên Dương Tử Quỳnh, Đại sứ Thiện chí của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP); bà Nguyễn Thị Diệu Linh, Quản lý Đội nữ rà phá mìn Quảng Trị thuộc Quỹ Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA). Diễn viên Daniel Craig - Đại sứ Toàn cầu về Xóa bỏ nguy cơ từ mìn và vật nổ gửi thông điệp ghi hình.

Lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành và các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (gồm Bình Định, Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh và Thừa Thiên Huế); đại diện Đại sứ quán các nước thành viên HĐBA, các tổ chức LHQ, tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn cũng đã tham dự sự kiện này.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành. (Ảnh: Tuấn Anh)
Các đại biểu quốc tế dự Phiên thảo luận tại đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu tại Phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tổ chức cuộc họp quan trọng này.

Các đại biểu bày tỏ ủng hộ mục đích nhân đạo của việc hạn chế sử dụng bom mìn trên thế giới, nhấn mạnh hậu quả của bom mìn tại các khu vực xung đột và cả những khu vực đã trải qua xung đột, ủng hộ các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm khắc phục hậu quả bom mìn, hỗ trợ nạn nhân, ổn định tình hình và phục vụ tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội.

Các nước đề cao hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn, đồng thời nhấn mạnh cần tăng cường gắn kết, phối hợp trong hệ thống LHQ, trong đó có HĐBA, để đóng góp nhiều hơn nữa cho các nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn của LHQ và các quốc gia liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh hòa bình chỉ bền vững khi những hậu quả của chiến tranh, xung đột, trong đó có hậu quả của bom mìn, được giải quyết. Bộ trưởng cũng cho rằng vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong chương trình nghị sự của HĐBA.

Bộ trưởng chia sẻ các bài học kinh nghiệm thành công của Việt Nam như sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của Lãnh đạo các cấp, đầu tư tăng cường năng lực, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức NGO và sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên thảo luận. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bộ trưởng cho rằng các chương trình, chính sách cần đặt người dân vào vị trí trung tâm. Hợp tác với các đối tác quốc tế cần được tăng cường, nhất là thông qua khắc phục hậu quả bom mìn để hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trên bình diện quốc tế, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng các nước cần hợp tác tốt hơn nữa để đạt được các kết quả bền vững hơn trong khắc phục hậu quả bom mìn, thông qua cung cấp tài chính, hỗ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực, nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm cho những nước bị ảnh hưởng.

LHQ và đặc biệt là HĐBA cần tăng cường các biện pháp để bảo đảm an toàn cho các cán bộ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, bảo vệ thường dân và thúc đẩy hòa bình bền vững.

Nhân dịp này, HĐBA đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch đầu tiên của HĐBA do Việt Nam đề xuất đề cập riêng vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn.

Văn kiện có ý nghĩa quan trọng, nhấn mạnh mối liên hệ giữa khắc phục hậu quả bom mìn với duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, khẳng định cam kết của HĐBA và đề cao sự cần thiết của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn.

Tuyên bố cũng đề cập các nội dung mới quan trọng như tác động tiêu cực nhiều mặt của đại dịch Covid-19, khuyến khích tăng cường hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng, xem xét thành lập bộ phận chuyên trách về khắc phục hậu quả bom mìn trong các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ và tính tới các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ và trẻ em trong triển khai các nhiệm vụ liên quan.

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) công bố ngày 3/4/2018, số lượng bom đạn đã sử dụng còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam lên tới hàng trăm ngàn tấn, gồm các loại bom, mìn, vật nổ rải rác tại toàn bộ 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc, bao gồm 9.116 xã còn bị ô nhiễm bom, mìn ở các mức độ khác nhau, chiếm 81,87% tổng số xã trên toàn quốc. Tổng diện tích đất hiện còn bị ô nhiễm bom mìn tính đến tháng 12/2017 là trên 6,1 triệu hecta, chiếm 18,71% diện tích đất cả nước.

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận ở đầu cầu Hà Nội:

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên thảo luận trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Các đại biểu đại diện nhiều bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tham dự Phiên thảo luận. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Toàn cảnh Phiên thảo luận đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bắt tay Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Các đại biểu trao đổi bên lề Phiên thảo luận. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bà Nguyễn Thị Diệu Linh, Quản lý Đội nữ rà phá mìn Quảng Trị thuộc Quỹ Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) phát biểu tại Phiên thảo luận. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chưa có hòa bình bền vững chừng nào vết thương của chiến tranh chưa được chữa lành
Các đại biểu và cán bộ ngoại giao tham dự Phiên thảo luận. (Ảnh: Tuấn Anh)
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam tái khẳng định cam kết của HĐBA LHQ về khắc phục hậu quả bom mìn
Việt Nam lần thứ 2 làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an: Những dấu mốc quan trọng
Việt Nam chủ trì cuộc họp định kỳ của Hội đồng Bảo an về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria
Hội đồng Bảo an lên án cuộc tấn công nhằm vào Phái bộ Liên hợp quốc tại Mali
Việt Nam chính thức lần thứ hai đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động