Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm ưu tiên hợp tác Mekong-Lan Thương thời gian tới

Nguyễn Hồng
(từ Bắc Kinh, Trung Quốc)
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 8 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 7/12, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu 4 nhóm ưu tiên hợp tác Mekong-Lan Thương thời gian tới và được các thành viên tham dự đánh giá cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
BT
Các Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên hợp tác Mekong-Lan Thương bao gàm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 8 có sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước thành viên hợp tác MLC gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm ưu tiên hợp tác Mekong-Lan Thương thời gian tới
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Nhận lời mời của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất bốn nhóm ưu tiên hợp tác Mekong-Lan Thương thời gian tới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả quan trọng mà hợp tác MLC đã đạt được trong những thời gian qua, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân 6 nước.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh MLC là cơ chế xuất phát từ người dân và vì người dân và đề xuất hợp tác MLC hỗ trợ chiến lược phát triển của các nước thành viên.

BT
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu khai mạc Hội nghị.

Các Bộ trưởng hoan nghênh việc triển khai các dự án, chương trình trong các lĩnh vực ưu tiên về kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế qua biên giới, quản lý nguồn nước, nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo; đánh giá cao những tiến triển đạt được trong hợp tác quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, trong đó có việc triển khai thoả thuận giữa 6 nước về chia sẻ dữ liệu thuỷ văn cả năm và các nghiên cứu chung về dự báo lũ lụt, phòng chống thiên tai.

Các Bộ trưởng đánh giá cao Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương đã hỗ trợ các nước thành viên thực hiện hơn 700 dự án vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, y tế, xoá đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Trên cơ sở những thành tựu vừa qua, các Bộ trưởng nhất trí thúc đẩy hợp tác MLC theo hướng ưu tiên đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các nước thành viên hiện đại hoá đất nước và tạo thêm động lực mới cho hợp tác tiểu vùng.

Các Bộ trưởng nhất trí nghiên cứu khả năng thành lập Hành lang Đổi mới sáng tạo Mekong-Lan Thương lấy người dân làm trung tâm, phát triển Vành đai kinh tế Mekong-Lan Thương, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế, thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch, và tăng trưởng xanh.

BT
Các Bộ trưởng nhất trí thúc đẩy hợp tác MLC theo hướng ưu tiên đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các nước thành viên hiện đại hoá đất nước và tạo thêm động lực mới cho hợp tác tiểu vùng.

Các Bộ trưởng khẳng định tiếp tục ưu tiên hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong-Lan Thương, đẩy nhanh hoàn thiện Kế hoạch hành động hợp tác Tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước MLC lần thứ hai trong năm 2024. Hội nghị cũng nhất trí đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục và du lịch.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi trọng và tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa 6 nước. Hướng tới mục tiêu xây dựng tương lai tốt đẹp cho người dân, Bộ trưởng đã đề xuất bốn nhóm ưu tiên hợp tác MLC thời gian tới.

BT
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam coi trọng và tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa 6 nước.

Thứ nhất, phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, từng bước chuyển đổi từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua đối thoại chính sách về kinh tế số và an ninh mạng, hợp tác phát triển nguồn nhân lực số, thành phố thông minh, số hoá các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) và khuyến khích xây dựng hạ tầng số, ứng dụng công nghệ thế hệ mới trong ngành công nghiệp sản xuất.

Thứ ba, bảo vệ môi trường và chuyển đổi tăng trưởng xanh thông qua tăng cường hợp tác phát triển nền kinh tế xanh tuần hoàn sinh học, năng lượng sạch và tái tạo, phát triển nông nghiệp thông minh; đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027, mở rộng phạm vi chia sẻ dữ liệu khí tượng, thuỷ văn và vận hành đập, tăng cường phối hợp giữa MLC và Uỷ hội sông Mekong.

BT
Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được các nước thành viên tham dự hoan nghênh và đánh giá cao.

Thứ tư, thúc đẩy hợp tác thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, hỗ trợ kết nối MSMEs với các doanh nghiệp đa quốc gia, cải cách môi trường đầu tư.

Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên tham dự hoan nghênh và đánh giá cao.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 2

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 2

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại ...

Việt Nam đã tham gia tích cực và có trách nhiệm vào hợp tác Mekong-Lan Thương

Việt Nam đã tham gia tích cực và có trách nhiệm vào hợp tác Mekong-Lan Thương

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp kỷ niệm 5 năm ...

Kỷ niệm Tuần lễ hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 5 tại Việt Nam

Kỷ niệm Tuần lễ hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 5 tại Việt Nam

Ngày 25/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao đổi Thoả ...

Tọa đàm 'Làm sâu sắc hợp tác Mekong-Lan Thương' tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tọa đàm 'Làm sâu sắc hợp tác Mekong-Lan Thương' tại Quảng Châu, Trung Quốc

Trong khuôn khổ Tuần lễ Mekong-Lan Thương 2022, ngày 7/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Đông và Đại học Trung Sơn phối hợp tổ chức ...

Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 7

Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 7

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 7 tại Bagan, ...

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (11/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều, tối mưa to cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (11/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều, tối mưa to cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (11/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại, Tổng thống Pháp thể hiện 'ngoại giao quyến rũ'

Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại, Tổng thống Pháp thể hiện 'ngoại giao quyến rũ'

Tới vùng núi Pyrenees, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trò chuyện trực tiếp để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới tại sự kiện Chuyển đổi ...
Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Duma quốc gia (Hạ viện Nga) sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các ứng cử viên thủ tướng, phó thủ tướng và đa số bộ trưởng.
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn

'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn

Châu Âu đã 'làm ngơ' trước 1/5 sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đang chảy qua các cảng của Liên minh châu Âu (EU).
Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ coi ngoại giao và đối thoại với Triều Tiên là phương thức khả thi duy nhất đạt được hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi lần thứ 16 đang diễn ra tại Dallas, Texas, lại được dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động