Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Minh Nhật
"...Hiệp định Geneva là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay..." Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định trong trả lời báo chí nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí nhân kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva được ký kết. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneva năm 1954?

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước tham gia Hội nghị Geneva công nhận và tôn trọng. Đây là thành quả đấu tranh quật cường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Đó là, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Việc ký kết Hiệp định Geneva không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Bởi đây là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Với nền ngoại giao nước ta, Hiệp định Geneva là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu và tôi luyện nên nhiều nhà ngoại giao ưu tú trong thời đại Hồ Chí Minh.

Xin Bộ trưởng cho biết việc ký kết Hiệp định Geneva đã để lại những bài học kinh nghiệm nào cho nền ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” hiện nay?

Có thể nói, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay.

Bên cạnh những bài học về nguyên tắc như bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, Hiệp định Geneva để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đó là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc gắn kết với đoàn kết quốc tế để tạo nên "một sức mạnh vô địch". Trong quá trình đàm phán Hiệp định Geneva, chúng ta không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
Việc ký kết Hiệp định Geneva không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. (Nguồn: TTXVN)

Đó là bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song linh hoạt, biến hóa về sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva, chúng ta luôn kiên trì nguyên tắc hòa bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, song cơ động, linh hoạt có sách lược phù hợp với tương quan lực lượng, bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực để giành mục tiêu chiến lược.

Đó là bài học về luôn luôn coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, phải “biết mình”, “biết người”, “biết thời”, “biết thế” để từ đó “biết tiến”, “biết thoái”, “biết cương”, “biết nhu”. Đây là bài học sâu sắc còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới hiện nay đang biến động phức tạp và khó lường.

Đó là bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Đây là bài học mang tính thời đại, nhất là khi nhiều xung đột phức tạp đang diễn ra trên thế giới như hiện nay.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ, giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè tiến bộ thế giới dành cho Nhân dân Việt Nam trong quá trình tham gia, đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva?

Cuộc đấu tranh chính nghĩa vì hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta phù hợp với xu thế của thời đại và nguyện vọng chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Do đó, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nói chung, trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva nói riêng, chúng ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báu cả về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, trước hết là từ Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trong công cuộc Đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, chúng ta tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác quý báu của cộng đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trân trọng và mãi ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đồng thời trong khả năng của mình, luôn ủng hộ, đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc ...

Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng, ý chí của toàn dân tộc Việt Nam. Khát vọng, ý ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, ...

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Cách đây 68 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi hôm nay 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm 29/9. Lịch âm hôm nay 29/9/2024? Âm lịch hôm nay 29/9. Lịch vạn niên 29/9/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Xem tử vi 29/9 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Theo tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của ...
Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria.
Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động