Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trên cương vị Chủ tịch Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM 2024), Nhật Bản mời Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị MCM năm 2024 từ ngày 2-3/5, tại Paris kết hợp tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Chương trình Đông Nam Á (SEARP).
MCM 2024 tập trung thảo luận các vấn đề như biến đổi khí hậu, cách mạng số, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và các giá trị chung, tìm kiếm giải pháp để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.
Hội nghị MCM 2024 diễn ra trong bối cảnh hợp tác Việt Nam-OECD phát triển ngày càng tích cực, thực chất và đi vào chiều sâu. Chính thức trở thành thành viên của Trung tâm phát triển OECD năm 2008, Việt Nam cũng là thành viên của Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ của tổ chức này. Hai bên xây dựng và triển khai các kế hoạch song phương theo từng giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020. Năm 2018, Việt Nam là đồng Chủ tịch Nhóm tham vấn xây dựng Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2018-2021.
Hai sự kiện quan trọng mà Việt Nam phối hợp OECD tổ chức thành công tại Hà Nội là Diễn đàn OECD về khu vực Đông Nam Á (năm 2016) và Hội nghị khu vực lần thứ 10 Sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á-Thái Bình Dương (năm 2019).
Tháng 11/2021, nhân dịp đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Pháp, Việt Nam và OECD đã ký Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giai đoạn 2022-2026, tạo cơ sở vững chắc để hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa các thỏa thuận.
Trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình SEARP trong khuôn khổ OECD, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Bộ trưởng OECD- Đông Nam Á năm 2022 và 2023. Tổng thư ký OECD Mathias Cormann đều tham dự hai sự kiện trên, thể hiện sự coi trọng của OECD đối với quan hệ hợp tác OECD-Việt Nam cũng như vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy gắn kết giữa các thành viên OECD và các nước Đông Nam Á.
Được thành lập năm 1961, OECD hiện có 38 thành viên, chủ yếu là các nước phát triển trải dài từ Bắc và Nam Mỹ đến châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu hoạt động của OECD là định hình các chính sách thúc đẩy sự thịnh vượng, bình đẳng, cơ hội và hạnh phúc cho mọi người dân. OECD trở thành diễn đàn, nơi các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và người dân cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, tư vấn và thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tìm ra các giải pháp cho hàng loạt thách thức xã hội, kinh tế và môi trường. |
| Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký OECD Mathias Cormann Đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và OECD, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên thúc đẩy ... |
| Phát triển thị trường tài chính xanh là chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công Chiều 23/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ... |
| Ưu tiên thúc đẩy gia nhập OECD, Argentina đối mặt với ‘một số vấn đề cần giải quyết’ Ngày 23/12, tân Ngoại trưởng Argentina, Diana Mondino, cho biết đàm phán gia nhập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là ... |
| OECD ra quyết định 'mang tính lịch sử' với Indonesia, Anh muốn Jakarta 'có một ghế' Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh, quyết định thiết lập các cuộc đàm phán việc ... |
| Việt Nam là điểm đến hứa hẹn cho các khoản đầu tư bền vững và chất lượng Sáng 27/10, trong khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á của OECD năm 2023, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam-OECD diễn ra tại Hà Nội ... |