Nhỏ Bình thường Lớn

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm Nhật Bản: Biến tầm nhìn thành hành động, tiềm năng thành hợp tác cụ thể

Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhằm cụ thể hóa nội hàm, cũng như đề ra tầm nhìn định hướng thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực then chốt trong quan hệ hai nước.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Chuyến thăm của Bộ trưởng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko nhân dịp tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) tại Paris, Pháp, ngày 3/5/2024. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Nhật Bản và đồng chủ trì Phiên họp thứ 12 Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản từ ngày 7-10/8.

Trả lời Báo Thế giới và Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu nêu bật tầm quan trọng, ý nghĩa chuyến thăm, đồng thời chỉ ra những định hướng để biến tiềm năng thành những kết quả hợp tác cụ thể giữa hai nước.

Xin Đại sứ cho biết tầm quan trọng, ý nghĩa chuyến thăm chính thức Nhật Bản và đồng chủ trì Phiên họp thứ 12 Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong tổng thể mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước? Phiên họp lần này có những nội dung mới, nổi bật nào, thưa Đại sứ?

Trong chuyến thăm sắp tới, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Kamikawa Yoko và đồng chủ trì Phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật lần thứ 12.

Đây là phiên họp Ủy ban hợp tác đầu tiên kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới, cụ thể hóa nội hàm cũng như tầm nhìn định hướng thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực then chốt trong quan hệ hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm Nhật Bản: Biến tầm nhìn thành hành động, tiềm năng thành hợp tác cụ thể
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản)

Dự kiến, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ chào lãnh đạo Nhật Bản và gặp gỡ một số chính trị gia, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của bạn, đội ngũ trí thức người Việt trên các lĩnh vực chiến lược, thăm Hokkaido - địa phương đứng đầu đất nước Mặt trời mọc về nông nghiệp, thủy và hải sản.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước phát triển hết sức tốt đẹp, nhất là sau năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Trong chuyến thăm, hai Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tập trung bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác ODA cũng như nhiều lĩnh vực khác, đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Từ khi nâng cấp quan hệ, hợp tác Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục có những bước phát triển ấn tượng. Đại sứ có thể chia sẻ những điểm nhấn nổi bật nhất trong hợp tác song phương thời gian qua?

Quan hệ hai nước trong hơn 50 năm qua, với dấu mốc lịch sử là lãnh đạo hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước ta đến Nhật Bản tháng 11/2023, đã đạt được nhiều bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, toàn diện với sự tin cậy chính trị cao, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh, văn hoá - giáo dục, nông nghiệp, y tế, lao động, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương...

Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tổ chức gặp gỡ bên lề các hội nghị quốc tế và khu vực, từ đó củng cố quan hệ tin cậy giữa Lãnh đạo hai nước, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển hiệu quả trong quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM...

Kinh tế Việt Nam và Nhật Bản có tính bổ sung cao cho nhau. Việt Nam có dân số hơn 100 triệu người, nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh, lực lượng lao động dồi dào, môi trường kinh tế, chính trị ổn định, điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, được các bạn Nhật Bản đánh giá là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và đáng tin cậy.

Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tập quán và giao lưu từ lâu đời. Mối quan hệ này được các thế hệ không ngừng vun đắp, trở nên gắn bó chặt chẽ, thân thiết như ngày hôm nay.

"Trong chuyến thăm, hai Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tập trung bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác ODA cũng như nhiều lĩnh vực khác, đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất". (Đại sứ Phạm Quang Hiệu)
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Chuyến thăm của Bộ trưởng
Đại sứ Phạm Quang Hiệu cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam-Nhật Bản tại Tokyo, ngày 7/7/2024. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản)

Trong hội đàm tại Hà Nội tháng 10/2023 và cuộc gặp tại Paris vào tháng 5/2024 bên lề hội nghị Hội đồng bộ trưởng OECD, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn với Bộ trưởng Kamikawa Yoko cho rằng, ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, hai nước đang có nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn... Theo Đại sứ, cần làm gì để quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và biến những tiềm năng này thành kết quả hợp tác cụ thể?

Có thể khẳng định rằng, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn bởi hai bên có sự tin cậy lẫn nhau và những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Trong thời gian tới, chúng ta cần thúc đẩy triển khai thực hiện các thỏa thuận cấp cao, tập trung vào một số lĩnh vực sau:

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị tin cậy thông qua thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao.

Thứ hai, khai thác thế mạnh bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước, duy trì Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam về ODA, đầu tư, thương mại...

Thứ ba, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi xanh...

Xin cảm ơn Đại sứ!

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Chuyến thăm của Bộ trưởng
Đại sứ Phạm Quang Hiệu phát biểu tại Hội thảo Tương lai ngành bán dẫn Việt Nam với chủ đề 'Cơ hội và kỳ vọng giữa Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới' tại Tokyo ngày 9/7. (Nguồn: TTXVN)
Bài 3: Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người

Bài 3: Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi đã đưa ra nhiều điểm mới nổi bật nhằm khắc phục những hạn chế của ...

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, thu hút và giữ chân những nhân tài, doanh nghiệp nên ...

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Đại Liên

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Đại Liên

Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong số ít người đứng đầu Chính phủ được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và nước ...

Đại sứ Phạm Quang Hiệu trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Quần đảo Marshall

Đại sứ Phạm Quang Hiệu trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Quần đảo Marshall

Ngày 1/7-3/7, Đại sứ Phạm Quang Hiệu đã trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống và thăm làm việc tại Quần đảo Marshall.

Đại sứ Phạm Việt Hùng thăm, làm việc với các tỉnh Trat, Chanthaburi và Chonburi của Thái Lan

Đại sứ Phạm Việt Hùng thăm, làm việc với các tỉnh Trat, Chanthaburi và Chonburi của Thái Lan

Đại sứ Phạm Việt Hùng khẳng định, Đại sứ quán Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành trong các hoạt động trao đổi ...