EU sẽ tự nguyện giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt bắt đầu từ tháng tới và trong suốt mùa Đông tiếp theo cho đến tháng 3/2023. (Nguồn: AFP). |
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho rằng, đề xuất mới là không chính đáng, vô ích, không thể thực thi và có nhiều tác động tiêu cực.
Hiện Hungary là quốc gia thành viên duy nhất phản đối kế hoạch đã nhận được đa số phiếu chấp thuận này.
Theo Bộ trưởng Szijjarto, đề xuất mới hoàn toàn phớt lờ lợi ích của người dân Hungary.
Cụ thể, theo đề xuất mới, 27 quốc gia thành viên EU sẽ tự nguyện giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt bắt đầu từ tháng tới và trong suốt mùa Đông tiếp theo cho đến tháng 3/2023.
Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh Nga đã tạm dừng hoặc giảm việc cung cấp khí đốt cho một số nước EU vì nhiều lý do mà châu Âu coi là tiền đề để trả đũa các lệnh trừng phạt.
Hội đồng châu Âu cho biết, trong nỗ lực nhằm tăng cường an ninh năng lượng cho EU, các nước thành viên khối này đã đạt được một thỏa thuận chính trị về việc tự nguyện giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên 15% trong mùa Đông tới.
Hội đồng châu Âu cũng dự đoán khả năng kích hoạt chương trình báo động về an ninh nguồn cung, theo đó, việc giảm nhu cầu khí đốt sẽ trở thành bắt buộc.
Trong tháng này, Hungary, quốc gia phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung dầu khí từ Nga, đã tuyên bố "tình trạng nguy hiểm" về khủng hoảng năng lượng. Quốc gia này hiện nhập khẩu 65% dầu và 80% khí đốt từ Nga.
Tuần trước, Bộ trưởng Szijjarto đã đến thăm Nga để thảo luận về việc mua thêm 700 triệu m³ khí đốt tự nhiên. Số lượng này tương đương khoảng 6,7% lượng khí đốt tự nhiên Hungary tiêu thụ trong năm 2020.
| Căng thẳng leo thang, EU trừng phạt Nga thêm 6 tháng; giá khí đốt tăng vọt ở châu Âu Ngày 26/7, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng, kéo dài ... |
| Nga giảm nguồn cung khí đốt đến EU: Chiến dịch của Đức bị 'trật bánh', thế giới ảnh hưởng ra sao? Không chỉ khiến thị trường khí đốt châu Âu rung chuyển, thông tin mới về khí đốt từ tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ... |