Nhỏ Bình thường Lớn

Nepal - Việt Nam: Tuy xa mà gần

Nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày Việt Nam - Nepal chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (15/5/1975-15/5/2018), Tiến sỹ Rajesh Kazi Shrestha, Lãnh sự danh dự đầu tiên của Việt Nam tại Cộng hòa Nepal đã dành cho Thế Giới & Việt Nam một cuộc phỏng vấn...
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180510154327 Tổng Bí thư gửi điện chúc mừng Chủ tịch Đảng Cộng sản Nepal
tin nhap 20180510154327 Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Nepal

“Nhằm gia tăng các hoạt động hợp tác thương mại với Việt Nam, Nepal đã thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Nepal-Việt Nam. Ngày  23/10/2016, Chính phủ Việt Nam đã bổ nhiệm Lãnh sự danh dự tại Nepal, đánh dấu thêm một mốc mới trong quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước…”

Ngày 15 tháng 5 năm nay là dịp Việt Nam – Nepal kỷ niệm 43 năm hai nước chính thức thiết lập quan  hệ ngoại giao. Gần một nửa thế kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp ấy đã được hai nước vun đắp và phát triển như thế nào, thưa Tiến sỹ?

Nepal và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/5/1975. Đây là điểm khởi đầu cho mối quan hệ và hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. Kể từ đó đến nay, hai bên thường xuyên duy trì và tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị cho đến thương mại. Bên cạnh tăng cường trao đổi các phái đoàn chính trị, việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn doanh nghiệp, ký kết các thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ giữa hiệp hội thương mại hai nước cũng góp phần thúc đẩy và gắn kết hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại Nepal - Việt Nam. Điều này tạo ra cơ hội và tiền đề vững vàng để cộng đồng doanh nghiệp hai bên triển khai các hoạt động thương mại và kinh doanh, thiết lập thêm nhiều mối quan hệ giữa doanh nghiệp hai nước.

tin nhap 20180510154327
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung tiếp Tiến sỹ Rajesh Kazi Shrestha (trái), tại Hà Nội, ngày 11/4/2018.

Nhằm gia tăng các hoạt động hợp tác thương mại với Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Nepal đã thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Nepal - Việt Nam. Ngày 23/10/2016, Chính phủ Việt Nam đã bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam đầu tiên tại Nepal, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.

Ngay sau khi được chính thức thành lập, Văn phòng Lãnh sự đã bắt tay vào triển khai, thúc đẩy một số hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch giữa hai nước. Và kết quả bước đầu cho thấy, trong những ngày gần đây, đã có sự gia tăng về số lượng khách du lịch và trao đổi thương mại giữa hai bên… Từ những tín hiệu như vậy, chúng ta có thể thấy sự phát triển tịnh tiến trong mối quan hệ giữa hai nước, ở nhiều khía cạnh. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, cả hai bên đang có những bước đi đúng hướng, những nỗ lực mới để đưa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống tốt đẹp Nepal - Việt Nam tiến về phía trước, cho sự phát triển của mỗi nước và lợi ích chung của hai dân tộc.

Có ý kiến cho rằng, sự phát triển quan hệ hai nước chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, phát triển du lịch, ông có ý kiến gì về điều này?

Theo tôi, thương mại và du lịch là hai lĩnh vực thuận lợi và còn nhiều tiềm năng nhất để quảng bá và phát triển quan hệ hợp tác giữa Nepal và Việt Nam. Các giao dịch giữa hai nước trong các lĩnh vực này đang được gia tăng mỗi năm. Các sản phẩm chủ lực Nepal xuất khẩu vào Việt Nam là thực phẩm và thực phẩm đông lạnh, nông sản, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ… trong khi các mặt hàng chủ yếu Nepal nhập khẩu từ Việt Nam là thiết bị điện, máy móc, cà phê, trà, gia vị, đồ uống, thủy sản, các sản phẩm thực phẩm… Giờ đây, ngày càng có nhiều doanh nhân Nepal đến thăm, tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam, tìm kiếm các sản phẩm Nepal có nhu cầu lớn để nhập khẩu. Và ngược lại, ngày càng đông các doanh nhân Việt Nam đến Nepal để kinh doanh, đầu tư và nhập khẩu các sản phẩm của Nepal.

tin nhap 20180510154327
Tiến sỹ Rajesh Kazi Shrestha (Phải) - Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Nepal ký MOU với Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Vũ Tiến Lộc, ngày 10/4/2018.

Nepal là một đất nước không có biển, nằm trọn trên dãy Himalaya. Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước có rất nhiều bãi biển đẹp và các hoạt động du lịch biển sôi động. Điều đó chính là tiềm năng, là thế mạnh để chúng ta thu hút du khách của mỗi nước. Người Việt Nam thích đến Nepal để ngắm cảnh núi non và dãy Himalaya và những hoạt động mạo hiểm như leo núi, đi bè, đi săn rừng… Du khách đến Nepal luôn bị choáng ngợp trước vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên nơi đây trong khi người Nepal thì lại rất thân thiện và hiếu khách, điều này chỉ khi bạn đến đất nước chúng tôi, bạn mới cảm nhận được tình yêu và sự thân thiện của chúng tôi. Quả thực, tiềm năng để phát triển thì chúng ta còn rất lớn, nhưng hiện tại thì thực sự là chưa tương xứng với tiềm năng này.

Được biết, ông vừa dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp Nepal thăm và làm việc tại Việt Nam. Ông có thể cho biết kết quả của chuyến thăm và những kỳ vọng của ông cũng như của doanh nghiệp Nepal vào thị trường Việt Nam?

Chuyến thăm và làm việc của Đoàn tại Việt Nam từ 8 - 12/4 vừa qua đã rất thành công. Các doanh nhân Nepal cho biết họ mong muốn được trở lại Việt Nam nhiều lần nữa để khám phá những sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội làm ăn vì họ nhận thấy Việt Nam là một thị trường mới nổi cho rất nhiều sản phẩm khác nhau. Các đại biểu Nepal rất hào hứng trong suốt chuyến đi và đã có các buổi tiếp xúc, làm việc với các tổ chức và doanh nhân khác nhau của Việt Nam.

Trong chuyến thăm, Phòng Thương mại Nepal và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác tổ chức, chia sẻ thông tin và thúc đẩy các hoạt động thương mại. Trong chuyến thăm, các doanh nghiệp Nepal trong đoàn cũng đã tham dự Hội chợ Expo 2018 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11-14/4/2018 và trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm đặc trưng của Nepal tại Hội chợ như tranh thêu nghệ thuật Thanka, khăn lụa Cashmere, một số tượng và các mặt hàng nghi lễ, đồ thủ công mỹ nghệ... Các sản phẩm của chúng tôi đã tạo nên sự hấp dẫn tại hội chợ và nhiều người mua Việt Nam cho thấy họ rất quan tâm đến sản phẩm này của chúng tôi.

Tôi tin rằng sự tham gia của chúng tôi tại Hội chợ không chỉ đơn thuần là giới thiệu và quảng bá sản phẩm của Nepal mà qua đó, còn là sự thiết lập nên mối quan hệ giữa con người với con người. Trong chuyến thăm, chúng tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều cơ quan Chính phủ và các phòng ban, nơi chúng tôi đã thảo luận về hợp tác và thúc đẩy thương mại, du lịch và đầu tư giữa hai nước. Trong buổi làm việc với cơ quan hữu quan của Việt Nam, chúng tôi cũng đã đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét kết nối giữa hai nước bằng các chuyến bay trực tiếp trong tương lai gần. Điều này sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc gia tăng các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và du lịch giữa Nepal và Việt Nam.

Nepal là một đất nước tươi đẹp,  thanh bình và cũng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và lịch sử với Việt Nam, ông có thể cho biết thêm những những nét đặc sắc của quê hương mình?

Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal là một quốc gia không giáp biển ở khu vực Nam Á, giáp với Trung Quốc ở phía bắc và với Ấn Độ ở phía nam, phía đông và phía tây. Nepal có một khu vực địa lý đa dạng, bao gồm vùng đồng bằng màu mỡ, những ngọn núi cao, và có 8 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Đỉnh Everest cao nhất thế giới cũng nằm ở Nepal. Bởi thế, Nepal là một điểm đến cực kỳ hấp dẫn cho những người leo núi và những du khách tìm kiếm các cuộc phiêu lưu. Các di sản Hindu và Phật giáo của Nepal cộng với thời tiết mát mẻ cũng là điểm thu hút mạnh mẽ du khách đến với Nepal. Bên cạnh đó, Nepal còn có di sản thế giới Lumbini (Lâm Tỳ ni), nơi sinh của Đức Phật và những di sản thế giới khác, các địa điểm hành hương tôn giáo quan trọng trong cả nước.

Việt Nam và Nepal có nhiều nét tương đồng về tín ngưỡng và văn hóa. Phần lớn người dân Nepal là tín đồ Phật giáo và Việt Nam cũng vậy. Do đó chúng tôi hy vọng hai nước đang có những khả năng rất lớn để thúc đẩy du lịch. Phần lớn du khách Việt Nam đến Nepal đều đến thăm Lâm Tỳ ni - nơi sinh của Đức Phật và tham gia các hoạt động du lịch văn hóa và tâm linh, du lịch mạo hiểm khác như leo núi… Ở Nepal cũng có rất nhiều tu viện, chùa chiền bảo tháp Phật giáo trên khắp đất nước, rất phù hợp với du lịch văn hóa tâm linh. Trong năm 2017, tổng cộng đã có 7.131 người Việt Nam đến thăm Nepal và con số này đang có xu hướng gia tăng hàng năm. Tôi thực sự tin tưởng rằng, mối quan hệ hữu nghị và thân thiện giữa Nepal và Việt Nam cũng như sự kết nối giữa người dân hai đất nước chúng ta sẽ được mở rộng thêm trong  tương lai.

Xin cảm ơn Tiến sỹ!

tin nhap 20180510154327
Quan hệ Việt Nam - Nepal còn nhiều tiềm năng để phát triển

Ngày 24/10, Thủ tướng Nepal Pushpa Kumal Dahal đã tiếp thân mật Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Bhutan và Nepal Tôn ...

tin nhap 20180510154327
Khai trương Lãnh sự quán Việt Nam tại thủ đô của Nepal

Chiều 23/10, lễ khai trương và đưa vào hoạt động Lãnh sự quán Việt Nam do Lãnh sự danh dự đứng đầu đã được tổ ...

Đức Khải (thực hiện)