Cũng trong 24 giờ qua, Nga đã ghi nhận thêm 461 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 35.311 ca.
Tổng số ca nhiễm tại Nga tăng lên 2.039.926 ca, 35.311 người đã tử vong. (Nguồn: TASS) |
Tương tự nhiều quốc gia khác trên thế giới, Nga - nước hiện có số ca mắc Covid-19 cao thứ 5 thế giới - đang phải vật lộn với làn sóng dịch bệnh thứ hai và hệ thống y tế bên ngoài thủ đô Moscow đối mặt với nguy cơ quá tải. Giới chức y tế và các bác sĩ Nga cho biết, một số bệnh viện đang thiếu trầm trọng thuốc điều trị Covid-19 và không có nguồn bổ sung do nhu cầu lớn và các vấn đề hệ thống nhãn hiệu. Các loại dược phẩm thiếu nghiêm trọng là kháng sinh, kháng virus và nhiều loại thuốc khác dùng trong điều trị Covid-19.
Tuần trước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông đã nắm được tình hình tại các khu vực và chính phủ đang nỗ lực để hạn chế tình trạng thiếu hụt dược phẩm. Phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Nga bao gồm các loại thuốc kháng sinh Levofloxacin hoặc Azithromycinum, một số thuốc kháng virus như umifenovir. Việc đăng tải chi tiết các loại thuốc điều trị trên mạng xã hội đã khiến người dân đổ xô đi mua tại cửa hàng dược phẩm, dẫn đến nguồn cung bị thiếu hụt.
Trong khi đó, các nhà sản xuất dược phẩm lại không thể tăng cường sản xuất, do gặp khó khăn trong việc nhập khẩu thành phần thuốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, trong bối cảnh đại dịch khiến nhu cầu toàn cầu tăng mạnh. Ngoài ra, hệ thống nhãn hiệu điện tử, vốn được áp dụng từ tháng 10 vừa qua để ngăn việc bán thuốc tại chợ đen, thông qua việc giám sát sản phẩm từ khi sản xuất cho tới lúc tới tay người tiêu dùng, lại gây khó khăn cho việc phân phối và kinh doanh thuốc.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ukraine thông báo đã có thêm 14.575 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tại nước này lên 598.085 người, trong đó có 10.598 ca tử vong. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
* Tại châu Á, Nhật Bản cũng đang chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh trong những tuần gần đây. Các nhân viên y tế lo ngại rằng, hệ thống y tế Nhật Bản có thể sớm rơi vào tình trạng quá tải, khi việc thiếu hụt giường bệnh trở nên thường xuyên hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo đó, số giường bệnh đã gia tăng cùng với số ca mắc nghiêm trọng và các nhân viên y tế lo ngại, họ sẽ không đủ điều kiện để chữa trị cho các bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp, nếu tình hình kéo dài.
Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Norio Omagari nhận định, Nhật Bản đang bước vào giai đoạn lây nhiễm nhanh chóng. Trong số 2.640 giường bệnh chỉ định cho các ca mắc Covid-19 tại Tokyo, đã có 51% số giường bệnh được sử dụng tính đến ngày 18/11, tăng 10% so với tuần trước. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các cơ sở y tế có bệnh nhân điều trị trong thời gian dài.
Mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo người dân cần thận trọng, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định cân bằng giữa việc bảo vệ nền kinh tế và sức khỏe người dân. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 20/11 tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch kích cầu du lịch nội địa. Trong thông báo, ông khẳng định Chính phủ đã tham khảo ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định và sẽ tiến hành chiến dịch một cách phù hợp.
Theo trang thống kê Worldometers.info, Nhật Bản hiện có tổng cộng 122.966 ca nhiễm và 1.922 ca tử vong do Covid-19.
| G20 - Chung tay đưa kinh tế thế giới vượt qua khó khăn và những đóng góp của Việt Nam TGVN. Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cả hai phiên thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này với ... |
| Cập nhật Covid-19 ngày 20/11: Số ca nhiễm toàn cầu vọt lên gần mức kỷ lục; Mỹ như 'ngồi trên lửa', số người mắc mới cao chưa từng có TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 57.231.635 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.365.461 trường hợp tử vong và ... |
| Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Có vaccine Covid-19 không có nghĩa đã an toàn TGVN. Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, hiện vẫn chưa rõ tác động của các loại vaccine Covid-19 đối với sự lây truyền virus SARS-CoV-2 nên ... |