Nỗi lo về lạm phát và suy thoái “phủ bóng” Hội nghị Jackson Hole. (Nguồn: Reuters) |
Vào thời điểm này năm ngoái, các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã chia sẻ những diễn giải khá lệch hướng về tình hình lạm phát khi đó. Đa số các quan chức đều tin rằng, lạm phát cao chỉ mang tính nhất thời và sẽ sớm tự điều chỉnh khi tình hình phục hồi hậu đại dịch Covid-19 khả quan hơn.
Sang năm nay, khi các nhà hoạch định chính sách hàng đầu lại chuẩn bị tham gia hội nghị Jackson Hole, những phát biểu và giọng điệu của giới chức có thể sẽ khác biệt đáng kể.
Phần lớn thế giới đang phải đối mặt với tốc độ tăng giá nhanh nhất kể từ đầu những năm 1980. Điều đó đang làm dấy lên lo ngại về sự lặp lại của hiện tượng “vòng xoáy giá cả - tiền lương” của giai đoạn nêu trên.
Tình trạng như vậy đòi hỏi những mức lãi suất hai chữ số đi cùng những cuộc suy thoái đầy đau đớn để khôi phục sự ổn định giá cả.
Triển vọng đó khiến nhiều ngân hàng trung ương hướng đến hội nghị ở Jackson Hole trong tuần này với hy vọng áp lực lạm phát sẽ giảm bớt nhanh chóng, cho phép họ ngăn chặn những kịch bản suy thoái tiềm tàng.
Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng đầu tư Berenberg nhận định, các ngân hàng trung ương đang mắc kẹt giữa tình trạng lạm phát cao kỷ lục và triển vọng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế.
Mối quan tâm hàng đầu hiện tại của họ là đối phó với lạm phát. Nhưng một khi xảy ra suy thoái, ưu tiên của các ngân hàng trung ương sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt như Fed, khi các quan chức đã báo hiệu rằng họ không muốn nhanh chóng đảo ngược xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ hiện thời.
Hồi năm ngoái, cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định, lạm phát phi mã có thể chỉ là tạm thời. Khi nhận định đó không thành sự thật, ông đã trở thành động lực chính thúc đẩy Fed tăng lãi suất ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
Hơn nữa, Chủ tịch Powell cùng các quan chức Fed khác cũng tỏ ra sẵn sàng chấp nhận một giai đoạn suy yếu của nền kinh tế Mỹ nếu đó là điều cần thiết để chế ngự lạm phát.
Lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 7/2022 đã giảm so với mức 9,1% của tháng Sáu nhưng vẫn ở mức cao nhất trong 40 năm là 8,5%.
Theo một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện, các nhà phân tích dự kiến lạm phát của Mỹ sẽ trung bình quanh mức 4% vào năm 2023.
Mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy Fed có thể sớm từ bỏ mức tăng lãi suất mạnh tay 75 điểm cơ bản (0,75 điểm phần trăm) như ghi nhận trong hai cuộc họp chính sách gần đây nhất, ông Powell có thể sử dụng bài phát biểu quan trọng của mình tại hội nghị chuyên đề vào ngày 26/8 để hạ nhiệt kỳ vọng của các nhà đầu tư về khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào năm 2023.
Ông Jack Janasiewicz, chiến lược gia hàng đầu về danh mục đầu tư tại công ty dịch vụ tài chính Natixis Investment Managers Solutions nhận định, Chủ tịch Powell có thể nhấn mạnh việc Fed sẽ kéo chậm lại đà tăng lãi suất nhưng đồng thời kéo dài thời gian duy trì lãi suất ở mức cao.
Điều đó sẽ “hạ nhiệt” những đồn đoán xung quanh câu chuyện Fed xoay trục chính sách theo hướng ôn hòa.
| Nhà Trắng: Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 giảm mạnh; lạm phát lên mức 6,6% Ngày 23/8, Nhà Trắng đã điều chỉnh dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2022 xuống còn 1,032 nghìn tỷ USD, ... |
| Chính phủ tung nhiều ưu đãi hấp dẫn, doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài ồ ạt di cư 'về nhà' Theo báo cáo mới nhất về xu hướng dịch chuyển công xưởng Mỹ vừa được công bố ngày 23/8, các công ty nước này đang ... |
| Giá xăng liên tục giảm, lạm phát 'hạ nhiệt', kinh tế Mỹ đã được 'thở phào'? Giá xăng dầu giảm liên tục trong gần hai tháng qua đã làm giảm đáng kể áp lực lạm phát ở Mỹ, khiến người dân ... |
| Lạm phát đã đạt đỉnh, Fed vẫn tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong tháng 9? Theo kết quả một cuộc khảo sát đối với các nhà kinh tế do hãng Reuters tiến hành, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ... |
| Không chỉ châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng đột biến tại Mỹ Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng vọt lên mức chưa từng thấy. Ngày 17/8, giá khí đốt tự nhiên giao sau tăng ... |