TIN LIÊN QUAN | |
Năm 2018, nước Anh sẽ đảo ngược Brexit? | |
EU hối thúc Anh định hình rõ mối quan hệ song phương |
Lãnh đạo CBI Carolyn Fairbairn cho rằng, Anh nên ở lại trong Liên minh thuế quan EU thời hậu Brexit dù điều này có thể khiến Anh không thể ký kết các thỏa thuận thương mại riêng với các nước thứ ba ngoài EU.
Bà Fairbairn lập luận, Anh nên ở lại trong Liên minh thuế quan EU cho đến khi chứng minh được những thỏa thuận thương mại với Mỹ và các nước khác có thể bù đắp được những tổn thất mà quốc gia này sẽ phải đối mặt nếu rời khỏi liên minh thuế quan EU.
Lãnh đạo CBI Carolyn Fairbairn. (Nguồn: PA) |
Liên minh thuế quan EU là một khu vực thương mại tự do, trong đó các nước thành viên đồng ý bãi bỏ các hạn chế về thương mại, đồng thời thiết lập một hệ thống chung về thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu áp dụng cho các quốc gia không phải là thành viên.
Khối này có mức thuế suất chung cao đối với các mặt hàng nông nghiệp, xe hơi và dệt may nhập khẩu khu vực. Tuy vậy, một bất lợi của Liên minh thuế quan là các thành viên không được phép đàm phán thỏa thuận thương mại với các nước thứ ba.
Tuy nhiên, lời kêu gọi này được cho là đi ngược với chủ trương về một Brexit "cứng" mà chính phủ của Thủ tướng Theresa May đang theo đuổi.
Bà May từng tuyên bố rõ ràng về "những ranh giới đỏ" đối với vấn đề Brexit, đó là Anh phải được phát triển chính sách thương mại độc lập, vì vậy tiếp tục ở lại trong Liên minh thuế quan EU cũng đồng nghĩa với việc Anh phải chấp nhận thỏa hiệp nặng nề.
Ngày 21/1, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng đã lên tiếng phản bác lời kêu gọi của CBI.
Ông Johnson cho rằng, Brexit là điều mà người dân Anh lựa chọn, đồng nghĩa với khả năng tự quyền về luật pháp, biên giới, tiền tệ và thương mại, Việc ở lại trong liên minh thuế quan đồng nghĩa Anh sẽ không có các thỏa thuận tự do thương mại, không có cơ hội xuất khẩu mới và không có vai trò trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ông cũng dẫn lại lời Thủ tướng May phát biểu tại Italy hồi tháng 9 vừa qua rằng Anh không thể ở lại thị trường chung châu Âu hay Liên minh thuế quan vì Brussels đã tuyên bố rõ rằng Anh không thể vừa giữ tư cách là thành viên lại vừa muốn có quyền hạn chế dòng người nhập cư từ các quốc gia khác trong khối.
Theo kế hoạch hiện nay, Anh sẽ rời khỏi Liên minh thuế quan EU vào 3/2019 nhưng sẽ có một thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng giữa hai bên trong thời kỳ chuyển đổi kéo dài 2 năm (đến năm 2021). Sau thời điểm này, hai bên sẽ ký một thỏa thuận thuế quan mới để Anh có thể theo đuổi chính sách thương mại độc lập.
Dấu hiệu đáng lo ngại đối với Trung tâm tài chính London Công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh hàng đầu của Mỹ Moneygram thông báo kế hoạch chuyển trụ sở chính tại London (Anh) ... |
Vấn đề lớn nhất của châu Âu không phải là Brexit Khái niệm về khối "Đông" hay "Đông Âu" rõ ràng đã bị xóa bỏ khi các “cuộc cách mạng nhung” hồi năm 1989 tràn qua ... |
Brexit: Cuộc "ly hôn" đầy sóng gió Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được nhiều tiến triển trong quá trình đàm phán hậu Brexit, nhưng từng đó là chưa ... |