BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?

Minh Anh
Bỏ qua những quan hệ phức tạp về mặt chính trị, xét riêng vấn đề kinh tế, việc nhóm BRICS liên tục "phình ra" đã đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan. Các thành viên hiện tại mong đợi điều gì từ việc mở rộng? Thành viên mới kỳ vọng gì khi gia nhập? Việc mở rộng BRICS có ý nghĩa gì đối với phương Tây và họ phản ứng thế nào về vấn đề này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây?
BRICS+ ‘đắt khách’ có thách thức phương Tây? (Nguồn: kas.de)

Bất chấp áp lực cực lớn từ Mỹ, chỉ riêng năm nay, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đã mở rộng gấp đôi số thành viên khi có thêm Iran, Ethiopia, Ai Cập, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chính thức gia nhập. Bên cạnh đó, hàng chục quốc gia khác đang "xếp hàng" nộp đơn, bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia.

Đây là vòng mở rộng thứ hai sau Nam Phi vào năm 2010. Trước đó, vào năm 2009, Liên minh BRIC được thành lập bởi các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng sức hấp dẫn

Nhóm BRICS hiện chiếm gần 46% dân số thế giới (riêng dân số Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 86% BRICS), 36% GDP toàn cầu (riêng Trung Quốc chiếm 65% BRICS) và 25% thương mại thế giới tính theo kim ngạch xuất khẩu.

Với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường thương mại, phát triển bền vững và cải cách các hệ thống đa phương, BRICS đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Bloomberg nhận định, "hiện tại, số lượng các quốc gia ứng cử viên muốn gia nhập khối BRICS+ đang tăng một cách chóng mặt. Sự phát triển nhanh chóng về quy mô của BRICS là công lao của Trung Quốc và Nga, đồng thời là thất bại ngoại giao của Mỹ".

Giới phân tích bình luận, nhiều quốc gia ở Nam bán cầu không hài lòng với áp lực từ phía Washington nên muốn gia nhập BRICS, khi coi việc liên kết là một biện pháp phòng thủ chống lại các thể chế do phương Tây lãnh đạo.

Trong khi đó, các thành viên mới đang tăng cường vai trò quan trọng của họ với tư cách là nhà cung cấp trong lĩnh vực năng lượng và nguyên liệu thô, đặc biệt là dầu thô, magie và than chì. Tầm quan trọng toàn cầu này của nhóm BRICS có thể sẽ tăng lên trong tương lai khi nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia.

Đưa ra nhận định về xu hướng mở rộng của BRICS, Tổ chức phi chính phủ Đức Friedrich Naumann Foundation for Freedom cho rằng, đây là một chiến thắng trước phương Tây, "không phải chỉ là một sự kiện" hay một giai đoạn của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới này.

Giới chuyên gia chính trị quốc tế nhìn nhận, sự lớn mạnh của BRICS đang đặt ra thách thức cho trật tự thế giới, được xem là đối thủ “đáng gờm” của G7 và các tổ chức quốc tế khác. BRICS đang tạo ra một hiện trạng kinh tế, xã hội và tiền tệ mới nổi, đảo ngược những gì thế giới đã chấp nhận là bình thường trong gần 8 thập niên qua.

Giới chuyên gia còn cho rằng, rất có khả năng, toàn cầu sẽ được chia thành 2 khối kinh tế, gồm BRICS và Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Sự phân chia này tất yếu sẽ tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn, đồng thời gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Vậy, những người trong cuộc kỳ vọng gì? Chẳng hạn, Nga đang theo đuổi hai mục tiêu chiến lược quan trọng với tư cách thành viên BRICS, cả hai mục tiêu này đều có khả năng tác động nghiêm trọng đến trật tự thế giới do phương Tây thống trị hiện nay. Một mặt, Điện Kremlin đang tìm cách mở ra các nguồn bán hàng mới sau khi mất đi khách hàng chính - châu Âu, đối với mặt hàng xuất khẩu duy nhất có thể bán được trên thị trường - cụ thể là năng lượng hóa thạch dưới dạng khí đốt tự nhiên và dầu.

Để mắt đến Trung Quốc và Ấn Độ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có được những khách hàng đáng kể theo cách này. Việc phương Tây kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ - những nước công nghiệp hóa mới nổi lớn nhất ở phương Đông, không nhập khẩu năng lượng từ Nga dường như sẽ không hiệu quả lắm. Cả hai nền kinh tế hàng đầu châu Á đều đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Cả hai cũng vẫn đang phải đối mặt với nhiệm vụ đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực.

Với Trung Quốc, dù nước này gần đây không còn là quốc gia đông dân nhất trong BRICS, nhưng cho đến nay vẫn là nền kinh tế mạnh nhất. Nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil cộng lại. Cho đến nay, Bắc Kinh cũng có sức ảnh hưởng lớn nhất trên trường quốc tế. Sự thống trị của Trung Quốc trong nhóm cũng không thay đổi do sự mở rộng.

Ngược lại, các quốc gia như Ethiopia, Ai Cập và Iran phụ thuộc Bắc Kinh về kinh tế và trong một số trường hợp cả về tài chính. Mối quan hệ phụ thuộc này có thể còn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ mối quan hệ chặt chẽ hơn với BRICS.

Lợi ích nhìn thấy rõ đối với Trung Quốc - là các quốc gia chống Mỹ đang chiếm đa số trong BRICS mở rộng. Trong khi, Bắc Kinh vẫn đang trong quá trình đối đầu với Washington và phương Tây. Nếu xung đột với Mỹ leo thang hơn nữa, Trung Quốc coi BRICS như một loại "chính sách bảo hiểm" chống lại sự cô lập quốc tế. Điều này đã được chứng minh đối với trường hợp của Nga.

Ngoài việc củng cố vị thế, Trung Quốc còn đang theo đuổi một mục tiêu dài hạn hơn nữa với việc mở rộng BRICS là trở nên ít phụ thuộc hơn vào đồng USD và các hệ thống thanh toán và thanh toán bù trừ của Mỹ như SWIFT.

Vậy, còn các quốc gia thành viên mới mong đợi gì từ BRICS? Ai Cập hy vọng sẽ đạt được cả lợi ích kinh tế và địa chiến lược khi gia nhập khối.

Là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất ở Trung Đông, xét về vị trí địa lý là giao điểm giữa châu Phi và châu Á cũng như Địa Trung Hải và Biển Đỏ, bao gồm cả tuyến thương mại toàn cầu Kênh đào Suez, Ai Cập bị ảnh hưởng đặc biệt bởi những diễn biến địa chính trị.

Do đó, việc gia nhập BRICS cũng được thúc đẩy bởi nỗ lực truyền thống của Cairo về đa cực địa chiến lược và mức độ tự chủ về chính sách đối ngoại ở mức cao nhất có thể, tương tự vai trò lãnh đạo của Ai Cập trong Phong trào Không liên kết ở đỉnh điểm của xung đột Đông-Tây.

Hơn nữa, quốc gia Bắc Phi này mắc nợ nhiều, đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính sâu sắc, hy vọng rằng việc gia nhập BRICS sẽ có tác động kinh tế tích cực. Tư cách thành viên BRICS được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ai Cập tiếp cận các cơ hội tài chính thuận lợi và đầu tư mới, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Cairo cũng kỳ vọng về trao đổi công nghệ và xây dựng năng lực thông qua hợp tác với các thành viên BRICS trong lĩnh vực năng lượng tái tạo...

BRICS đang lớn mạnh?

Liệu BRICS có thể tạo ra một khối mới có khả năng cạnh tranh, thậm chí vượt qua phương Tây?

Trong bài phỏng vấn cựu Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Âu (giai đoạn 2013-2015) Henri Malosse, Chủ tịch đương nhiệm Tổ chức tư vấn Hiệp hội Jean Monnet (từ năm 2021) của Pháp, vị Giáo sư tại Đại học Corsica và Đại học Sciences-po Paris, phân tích, kể từ khi được thành lập cách đây 15 năm, mục tiêu ban đầu của BRICS là gì và họ đã phát triển như thế nào để trở thành một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đặc biệt với sự xuất hiện của các thành viên mới "chất lượng", như Saudi Arabia hay Ai Cập?

Số lượng thành viên hiện nay đã là 10. Ngoài ra, còn có các quốc gia ứng cử viên khác, có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế và chính trị, vẫn chưa được chấp nhận do tầm cỡ của họ hay những cân nhắc nào đó, như Nigeria, Algeria hay Indonesia...

BRICS ra đời bất chấp những khác biệt trong cách tiếp cận, đặc biệt giữa các nước lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và chiến lược. Không giống như Liên minh châu Âu (EU), BRICS không có quy trình hội nhập phức tạp hoặc hiến chương cụ thể. Đó là một liên minh kinh tế hơn là một liên minh chính trị.

Hành động có ý nghĩa đầu tiên của họ là thành lập một ngân hàng phát triển để tài trợ cho các dự án mà không cần nhờ đến Ngân hàng Thế giới (WB) hay sự thống trị của đồng USD. Sáng kiến này đã thắt chặt mối liên kết giữa các quốc gia mới nổi đó nhằm đóng một vai trò quan trọng trên trường thế giới, cả về kinh tế và chính trị.

Trong suốt 15 năm qua, các quốc gia này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng lưu ý, cùng trở nên hùng mạnh hơn các thành viên G7 về sức mạnh kinh tế.

Vào năm 2023, GDP tổng hợp chiếm 31,5% tổng GDP toàn cầu, vượt qua G7 (30,7%). Sự thay đổi động lực này đã làm tăng tầm quan trọng chính trị của BRICS, nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang trầm trọng hơn do xung đột ở Ukraine, cũng như cuộc chiến thương mại chưa thấy hồi kết giữa "hai người khổng lồ" Trung Quốc-Mỹ.

BRICS đang ngày càng trở nên quan trọng, mở rộng tầm ảnh hưởng và sức hấp dẫn. Có thể trong 10 năm tới, liên minh này sẽ tập hợp khoảng 50 quốc gia và do đó có thể nắm giữ 50% nền kinh tế thế giới. Từ một sáng kiến lúc đầu nhằm đối đầu với quyền bá chủ, nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu có thể sẽ chuyển sang một tập hợp quan trọng hơn nhiều về mặt chính trị và kinh tế.

Việc mở rộng BRICS đã làm dấy lên hy vọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và mới nổi - có tiếng nói lớn hơn cho các quốc gia thuộc "Phía Nam toàn cầu", bao gồm cả việc tổ chức lại trật tự thế giới vì lợi ích của họ, về các lựa chọn mới cho hợp tác kinh tế và các nguồn tài chính " không có ràng buộc" và nói chung là để giảm sự phụ thuộc và ảnh hưởng của "các đối tác phương Tây".

Liệu những hy vọng này có thành hiện thực hay không trước hết phụ thuộc vào việc BRICS+ có thể giải quyết được những thách thức rõ ràng hay không - điều kiện chính trị và xã hội ở các quốc gia thành viên tiềm năng rất đa dạng, quan hệ giữa các quốc gia đôi khi được đặc trưng bởi những căng thẳng về chính sách đối ngoại và thậm chí cả những sự cạnh tranh hữu hình và không thể không nói về một "cấu trúc thượng tầng" thống nhất - trừ khi các nguyên tắc như "không can thiệp vào công việc nội bộ" hoặc chủ nghĩa thực dụng về kinh tế đã được coi là một "hệ tư tưởng nhất quán".

Ngoài ra còn có câu hỏi về sức mạnh kinh tế của liên minh nói chung trong bối cảnh các vấn đề kinh tế của một số nước thành viên - đặc biệt là Trung Quốc. Vẫn còn phải xem liệu liên minh BRICS mở rộng có thể hình thành các mục tiêu chung hay phối hợp một cách tiếp cận thống nhất đối với các điểm tranh chấp (chính trị toàn cầu) nhất định trong bối cảnh tình hình hỗn hợp này hay không.

Đồng thời, vẫn còn phải xem liệu những thách thức này có lớn hơn tính biểu tượng mạnh mẽ không thể phủ nhận của việc mở rộng liên minh và sự tự tin ngày càng tăng của nhiều quốc gia thành viên đang phát triển và mới nổi hay không.

Mặt khác, câu hỏi liệu BRICS+ có trở thành một câu chuyện thành công hay không không thể được xem xét hoàn toàn độc lập với hành động của “các nước phương Tây”.

Chẳng hạn, Sáng kiến ​​Global Gateway của EU có tạo đà và trở thành “thương hiệu” được ưa chuộng với các đối tác cũ và mới? Quá trình gia nhập ở Tây Balkan đang tiến triển như thế nào? Kết quả bầu cử Mỹ sẽ có ảnh hưởng gì tới chính sách đối ngoại của Mỹ?

Liệu mong muốn hợp tác của các quốc gia bên ngoài BRICS với các thành viên trong liên minh, có nên phân biệt giữa các chương trình nghị sự chống phương Tây rõ ràng và những quốc gia trên thực tế chỉ là tìm kiếm đối tác thương mại và cơ hội hợp tác mới.

Điều có thể khẳng định một cách chắc chắn là việc mở rộng BRICS đánh dấu một bước tiến xa hơn hướng tới một thế giới đa cực - và do đó cũng hướng tới một trật tự toàn cầu mới, ngay cả khi vẫn chưa rõ ai sẽ là người điều chỉnh trật tự này.

Giá vàng hôm nay 26/6/2024: Giá vàng nhẫn tăng, vàng miếng SJC 'bất động', giá thế giới có thể bị đẩy lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 26/6/2024: Giá vàng nhẫn tăng, vàng miếng SJC 'bất động', giá thế giới có thể bị đẩy lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 26/6/2024, trong nước dần ổn địn, đi theo hướng điều hành của Chính phủ. Tuần này, dữ liệu kinh tế và ...

Giá cà phê hôm nay 25/6/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phiên đầu tuần, kịch bản mới cho thị trường, bất chấp nguồn cung dồi dào từ Brazil

Giá cà phê hôm nay 25/6/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phiên đầu tuần, kịch bản mới cho thị trường, bất chấp nguồn cung dồi dào từ Brazil

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) chỉ ra rằng, sự kết hợp của hạn hán, nắng nóng và sự bùng phát ...

Ai Cập tập trận bắn đạt thật, gửi thông điệp 'sẵn sàng đương đầu mọi thách thức'

Ai Cập tập trận bắn đạt thật, gửi thông điệp 'sẵn sàng đương đầu mọi thách thức'

Ngày 23/5, quân đội Ai Cập đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạt thật quy mô kéo dài nhiều ngày, nhằm mô phỏng các ...

Nga: 80% thanh toán của các quốc gia BRICS đã được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia

Nga: 80% thanh toán của các quốc gia BRICS đã được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia

Bộ trưởng Kinh tế của các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thông báo, họ đang trong giai đoạn cuối ...

Một nước Đông Nam Á chính thức bày tỏ ý định gia nhập BRICS

Một nước Đông Nam Á chính thức bày tỏ ý định gia nhập BRICS

Ngoại trưởng Thái Lan Marit Sangyemphong mới đây đã chuyển tới người đồng cấp Nga Sergei Lavrov văn bản chính thức bày tỏ ý định ...

(theo freiheit.org, revueconflits.com)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động