Back to E-magazine
e magazine
08:00 | 19/01/2020
Bức tranh toàn cảnh thế giới 2019: Tống cựu nghinh tân

08:00 | 19/01/2020

TGVN. Khoảnh khắc một năm cũ vừa đi qua, năm mới đã đến thường là lúc cho những hồi tưởng và chiêm nghiệm. Nhìn lại toàn cảnh thế giới năm 2019, chúng ta không khỏi trăn trở nhận thấy những gam màu tối dường như lấn át những gam màu sáng. Nhân loại khép lại hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với nhiều lo hơn là mừng.    

Bức tranh toàn cảnh thế giới 2019:
Tống cựu nghinh tân

Khoảnh khắc một năm cũ vừa đi qua, năm mới đã đến thường là lúc cho những hồi tưởng và chiêm nghiệm. Nhìn lại toàn cảnh thế giới năm 2019, chúng ta không khỏi trăn trở nhận thấy những gam màu tối dường như lấn át những gam màu sáng. Nhân loại khép lại hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với nhiều lo hơn là mừng.


buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Một năm nhiều bất ổn

Dẫu rằng đã có những bài học đắt giá như thế trong suốt một thế kỷ vừa qua, trong năm 2019, chúng ta vẫn phải chứng kiến nhiều nguy cơ bất ổn đe dọa hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của cộng đồng quốc tế. Khi thế giới rất cần thượng tôn pháp luật và chủ nghĩa đa phương thì các hành vi xem thường luật pháp quốc tế, đơn phương, chính trị cường quyền lại nổi lên nhiều hơn trước, đe dọa lợi ích chính đáng của các nước vừa và nhỏ.

Từ Trung Đông đến Mỹ Latinh và Châu Á - Thái Bình Dương, các điểm nóng an ninh truyền thống đều đồng loạt tăng nhiệt. Riêng ở khu vực Đông Á của chúng ta, cả 4 điểm nóng tiềm tàng là Biển Đông, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên đều căng thẳng trở lại sau một thời gian tạm yên trên bề mặt. Đặc biệt, từ nửa sau năm 2019, Biển Đông đã nổi sóng do những hành vi cường quyền, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được quy định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Trong khi cộng đồng quốc tế còn chưa tìm ra lời giải cho những điểm nóng an ninh truyền thống nói trên thì những thách thức an ninh phi truyền thống lại nổi lên ngày càng gay gắt. Biến đổi khí hậu đã biến năm 2019 thành năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay.

Nạn cháy rừng nghiêm trọng ở rừng Amazon, ở Australia, hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước sông Mê Công đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu người. Khủng bố quốc tế vẫn hoành hành ở nhiều quốc gia và khu vực, kể cả những nơi xưa nay vẫn được xem là rất yên bình như New Zealand, Australia. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu cũng mất nhiều động lực do những lợi ích dân tộc hẹp hòi chi phối bởi chủ nghĩa dân túy trong nội bộ nhiều quốc gia.

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Thêm vào đó, những bất ổn kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội nổi lên đồng loạt ở nhiều quốc gia và khu vực từ Mỹ La-tinh, Trung Đông, Bắc Phi đến Châu Âu và cả Châu Á. Những bất mãn tích tụ nhiều năm qua do mặt trái của toàn cầu hóa và quản trị thiếu hiệu quả đã châm ngòi cho nhiều phong trào phản kháng phức tạp, kéo dài đến nay vẫn chưa có hồi kết. Nhiều chính quyền dù cánh tả hay cánh hữu, dù ở nước phát triển hay đang phát triển, Châu Á hay Châu Âu cũng đều đã trở thành đối tượng đấu tranh của người biểu tình. Thực tiễn đó cho thấy bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao chất lượng quản trị ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế đã trở thành yêu cầu, đòi hỏi của đại bộ phận người dân.

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Có nhiều nguyên nhân khiến thế giới năm qua bất ổn hơn. Nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là cạnh tranh, cọ xát chiến lược giữa các nước lớn gia tăng về mức độ, phức tạp hơn về hệ luy, tính chất. Địa bàn cạnh tranh đã lan rộng từ kinh tế, thương mại, công nghệ cao sang cả mô hình phát triển và ý thức hệ, song mấu chốt vẫn là cạnh tranh chiến lược giữa cường quốc đang lên với cường quốc tại vị, vẫn là tư duy tranh giành ảnh hưởng theo kiểu “được - mất”, “thắng - thua” giữa các cường quốc.

Trong bối cảnh đó, sức ép chọn bên, lôi kéo của các nước lớn đối với các nước vừa và nhỏ gia tăng. Tập hợp lực lượng trong một số lĩnh vực nhất định như công nghệ, quân sự đã manh nha có sự phân hóa. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo nguy cơ thế giới bị phân cực thành hai hệ thống cạnh tranh nhau về thương mại, tài chính, quân sự, và địa - chính trị. Nhiều thỏa thuận quốc tế từng là trụ cột cho sự ổn định chiến lược trên thế giới như thỏa thuận về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị hủy bỏ. Đặc biệt, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành địa bàn trọng điểm của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Đã có những ý kiến so sánh cục diện khu vực hiện nay cũng giống như cục diện Châu Âu trước khi xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đó là những dự báo có phần cực đoan, song cũng nhắc nhở cho chúng ta tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại, hợp tác để cùng chung tay gìn giữ hòa bình và xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho nhân loại.

Trong một thế giới đầy biến động như vậy, mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước trong việc duy trì hòa bình, thịnh vượng chung vẫn là nhân tố quan trọng giúp ngăn ngừa xung đột, duy trì động lực hợp tác và đối thoại. Mặc dù gặp nhiều thách thức, song các thể chế đa phương vẫn khẳng định được vai trò, được đại đa số các nước lớn cũng như nhỏ coi trọng. Dẫu cạnh tranh chiến lược quyết liệt, các nước lớn vẫn có nhu cầu hợp tác thúc đẩy lợi ích chung và xử lý các vấn đề toàn cầu như chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm…

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Năm 2019 - nốt trầm của kinh tế thế giới

Năm 2019, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại đáng kể. Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) liên tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới. Rốt cuộc, với mức 2,9%, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009 đến nay, trong đó 90% các nền kinh tế đều giảm tốc tăng trưởng so với năm 2018. Các nền kinh tế chủ chốt là động lực lớn của kinh tế thế giới đều có dấu hiệu chững lại. Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,2%, thấp nhất trong 30 năm qua. Mỹ, Nhật Bản, EU cũng đều không đạt mức tăng trưởng dự kiến. Thậm chí Ấn Độ, vốn từng có mạch tăng trưởng rất ấn tượng trên 7% trong nhiều năm qua cũng kết thúc năm 2019 ở mức tăng trưởng dưới 5%.

Sự đấu tranh giữa xu thế toàn cầu hóa với trào lưu bảo hộ thương mại vẫn trong thế giằng co bất phân thắng bại. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp, tuy là một trận chiến không tiếng súng nhưng cũng có mức độ “sát thương” đáng kể đối với cả hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới cũng như thương mại quốc tế và chuỗi cung toàn cầu. Năm qua, thương mại quốc tế chỉ tăng trưởng 1,5 - 2%, dưới mức tăng trưởng kinh tế thế giới. Làn sóng bảo hộ gia tăng ở nhiều nền kinh tế lớn, kể cả những quốc gia vốn đi đầu cổ xúy cho toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Điều đáng tiếc là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhiều lúc gần như rơi vào tê liệt; quá trình cải cách WTO đang đối mặt với nhiều trở lực.

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Bên cạnh những gam màu xám đó, điều đáng mừng là toàn cầu hóa vẫn là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Các lực lượng ủng hộ hội nhập vẫn duy trì được vai trò, tiếng nói quan trọng bất chấp sự nổi lên của trào lưu dân tộc, dân túy, chống hội nhập và toàn cầu hóa. Liên kết kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy.

Nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) vẫn được đàm phán, ký kết giữa các quốc gia và khu vực. Đáng chú ý, EU và MECOSUR kết thúc đàm phán FTA sau gần 20 năm. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, FTA thế hệ mới đầu tiên trên thế giới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào triển khai; đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cơ bản hoàn tất. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thế giới, mở ra những triển vọng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, xóa đói nghèo, nâng cao sức khỏe cộng đồng, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại.

Điểm sáng ASEAN - Vững vàng trước thử thách

Điều đáng mừng là so với nhiều khu vực khác trên thế giới, các nước Đông Nam Á nhìn chung vẫn duy trì được ổn định chính trị - xã hội và đạt tăng trưởng kinh tế khá, cao gần gấp đôi mức trung bình chung của thế giới. Giữa những bộn bề gian khó và thách thức cả từ bên trong lẫn bên ngoài, Cộng đồng ASEAN vẫn tiếp tục được củng cố trên cả 3 trụ cột kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa - xã hội.

Đáng chú ý, triển vọng phát triển kinh tế số của ASEAN trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tỏ ra rất tươi sáng với việc quy mô kinh tế số của ASEAN tăng kỷ lục năm 2019 đạt 100 tỷ USD, trong đó Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia tăng trưởng nhanh nhất.

Về chính trị - an ninh, ASEAN tiếp tục là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất, khẳng định được vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình. Thái Lan đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2019. ASEAN đã thông qua tài liệu Quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) thể hiện tầm nhìn cân bằng, khách quan, được các nước lớn đánh giá cao. Quan hệ đối ngoại của ASEAN tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hợp tác quốc phòng - an ninh giữa ASEAN với các Đối tác chiến lược lớn ở khu vực là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản đều có những bước tiến mới.

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Hy vọng về một năm mới
tốt đẹp hơn

Thế giới đã bước vào năm 2020, năm đầu tiên của một thập niên mới. Vẫn còn đó bộn bề lo toan về sự suy giảm của kinh tế thế giới và nguy cơ bất ổn, thậm chí xung đột, chiến tranh từ những cuộc khủng hoảng nổi lên ngay từ những ngày đầu năm mới tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, điều khiến chúng ta lạc quan một cách thận trọng là hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, là khát vọng chung của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình. Cuộc CMCN 4.0. đang tạo ra cả thời cơ và thách thức, trong đó có những vận hội lớn để tạo bước chuyển mới về chất cho phát triển nếu chúng ta biết tranh thủ.

Trước những cơn gió ngược của trào lưu bảo hộ thương mại, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta vẫn đi đầu về liên kết kinh tế, ngày càng khẳng định được vai trò là trung tâm quyền lực mới của kinh tế thế giới trong thế kỷ XII. Thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm Đổi mới, lịch sử hào hùng của dân tộc ta, vị trí địa - chiến lược quan trọng ở khu vực, đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước cũng như sự hấp dẫn ngày càng tăng của một nền kinh tế đang lên với thị trường 100 triệu dân là những điểm tựa quan trọng để chúng ta vững tâm hướng về phía trước.

Việt Nam bước vào năm 2020 với một tâm thế mới nhờ các thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực mà đất nước đạt được trong năm 2019. Năm nay cũng là một năm đặc biệt khi Việt Nam đảm nhận đồng thời nhiều trọng trách đa phương Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Tiếp nối đà thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của những năm qua, chúng ta sẽ nỗ lực cùng các bạn bè, đối tác quốc tế chung tay gắng sức nỗ lực đóng góp một cách chủ động, tích cực vì vào hòa bình, hợp tác và phát triển vì một thế giới tốt đẹp hơn, để góp phần đưa năm 2020 trở thành một điểm sáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan Tiếp nối đà thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của những năm qua, chúng ta sẽ nỗ lực cùng các bạn bè, đối tác quốc tế chung tay gắng sức nỗ lực đóng góp một cách chủ động, tích cực vì vào hòa bình, hợp tác và phát triển vì một thế giới tốt đẹp hơn, để góp phần đưa năm 2020 trở thành một điểm sáng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Minh Vũ

buc tranh toan canh the gioi 2019 tong cuu nghinh tan

Đọc thêm

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Ngày 24/4, Diễn đàn hợp tác không gian giữa Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã diễn ra tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Ngày 24/4, TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi Liên minh châu Âu (EU) tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề an toàn đối với người dùng, nhất là trẻ em.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Ngày 24/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Ngày 24/4, lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Theo kết quả sơ bộ từ gần 70% các điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia diễn ra ngày 24/4, ứng cử viên Gordana Siljanovska-Davkova đang dẫn trước Tổng thống đương nhiệm Stevo Pendarovski.