Nhỏ Bình thường Lớn

Bước chuyển mình của kinh tế Việt Nam sau hơn một thập kỷ gia nhập WTO

TGVN. Cách đây 13 năm, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, sau 11 năm chuẩn bị với 15 vòng đàm phán. Hơn một thập kỷ qua, tư cách thành viên WTO không chỉ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mà còn mở cánh cửa để Việt Nam tham gia sân chơi toàn cầu rộng lớn.    
TIN LIÊN QUAN
buoc chuyen minh cua kinh te viet nam sau hon mot thap ky gia nhap wto Mỹ đình chỉ khiếu nại thương mại Trung Quốc tại WTO
buoc chuyen minh cua kinh te viet nam sau hon mot thap ky gia nhap wto Cải tổ WTO trước khi mất khả năng hoạt động!
buoc chuyen minh cua kinh te viet nam sau hon mot thap ky gia nhap wto
Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã thu hút 30.136 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 358,53 tỷ USD. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. (Ảnh:TTXVN)

Bước tiến quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế

Gia nhập WTO là bước tiến quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Theo GS-TSKH Nguyễn Mại, khoảng 5 năm 1997-2001 là giai đoạn “minh bạch hóa thể chế chính trị và kinh tế”, các cơ quan nhà nước phải trả lời hơn 1.500 câu hỏi của nhiều nước thành viên WTO về hiến pháp, luật pháp và tình hình thực tế của đất nước.

Gần 6 năm tiếp theo (2002-2007) là quá trình đàm phán song phương với những nước có yêu cầu và đa phương với WTO, đồng thời sửa đổi, hoàn thiện nhiều văn bản luật pháp để đáp ứng đòi hỏi của một quốc gia muốn gia nhập WTO. Sau khi là thành viên WTO, hệ thống luật pháp nước ta tiếp tục được hoàn thiện để thực hiện cam kết với WTO theo lộ trình đối với ngành và lĩnh vực kinh tế.

Cả hai giai đoạn sửa đổi và hoàn thiện luật pháp trước và sau khi gia nhập WTO đã chứng minh rằng, đó là quá trình đấu tranh giữa đổi mới với bảo thủ, giữa tự do hóa thương mại với bảo hộ mậu dịch, giữa tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp với duy trì “cơ chế xin-cho”, giữa phương thức điều hành của nhà nước điện tử, nhà nước kiến tạo với duy trì nhà nước tập trung-quan liêu. Chính cuộc đấu tranh đó đã đưa lại kết quả bằng sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, là việc Chính phủ đòi hỏi phải áp dụng tiêu chuẩn của các nước OECD về thuế và các nước ASEAN-4 về hải quan.

Và với Dự án Hậu WTO, sự khởi động ngay sau khi gia nhập WTO đã được tiến hành đồng loạt ở tất cả các bộ, ngành và địa phương; các cơ quan chuyên trách về WTO đã được thành lập để làm tư vấn cho doanh nghiệp. Nhiều tài liệu, trong đó có cẩm nang về WTO đã được ấn hành. Chưa bao giờ có không khí hào hứng, sôi nổi như những tháng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bởi chính sự kiện quan trọng đó đã được chuẩn bị khá tốt, đem lại lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào tương lai của đất nước.

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ

Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam.

Hơn 10 năm qua được đánh giá là giai đoạn có nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế và tất cả có sự ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với những cải cách từ bên trong, với những chính sách đa phương, đa dạng hóa về kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế cũng như hội nhập quốc tế.

Khi gia nhập WTO năm 2006, quy mô kinh tế của đất nước còn khá khiêm tốn, Việt Nam nằm trong nhóm nước thu nhập thấp; năm 2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.

Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã thu hút 30.136 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 358,53 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Intel, Microsoft, Samsung, LG, Nokia, Canon, Mitsubishi, Toyota, Honda...

Và mặc dù bị ảnh hưởng bởi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm; năm 2018 đạt 7,08% - cao nhất trong một thập kỷ qua. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 2.587 USD năm 2018, khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất, nhập khẩu. Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP.

Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được hơn 70 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...

Tự tin vào “sân chơi” toàn cầu

Không chỉ tác động mạnh mẽ, tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập WTO chính là “mở cánh cửa lớn” để Việt Nam bước vào “sân chơi” toàn cầu.

Gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ theo các thỏa thuận đa phương và song phương. Việc đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, chủ trì các hội nghị đa phương lớn của Việt Nam trong thời gian qua vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa nâng cao đáng kể năng lực và vị thế quốc tế của Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phám 17 hiệp định FTA song phương và đa phương. Trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi. Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt FTA, nhất là các FTA thế hệ mới (như: FTA Việt Nam-Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương; FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ).

Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế cao của khu vực và thế giới... góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng phát triển các ngành hàng để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trường đã có FTA với Việt Nam.

Tiếp tục đưa con tàu kinh tế vươn ra biển lớn

Sau 13 năm gia nhập WTO, có thể thấy Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có tên trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa phát triển theo đúng kỳ vọng.

Trong công nghiệp, ngành khai thác, gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn thấp. Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng tỷ lệ hàng nông sản qua chế biến còn thấp; việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp còn nhiều bất cập.

Để tiếp tục phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần những cải cách đột phá, đổi mới bộ máy hành chính nhà nước; Tái cơ cấu các doanh nghiệp, các dịch vụ cơ sở hạ tầng theo hướng tập trung những dịch vụ có tiềm năng, lợi thế và phát triển logistics xanh. Đặc biệt, nâng mức đầu tư cho khoa học công nghệ để Việt Nam sớm có những đột phá về khoa học công nghệ, tạo ra những mặt hàng, những sản phẩm kỹ thuật cao mang lại giá trị cao trong xuất khẩu.

Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau đổi mới, việc gia nhập WTO đã nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp với những mối quan hệ đan xen về lợi ích, việc giải quyết hàng loạt thách thức đặt ra chính là chìa khóa để Việt Nam tạo đà, tiếp tục đưa con tàu kinh tế vươn ra biển lớn.

buoc chuyen minh cua kinh te viet nam sau hon mot thap ky gia nhap wto

Baker McKenzie: Việt Nam vẫn thu hút nhà đầu tư dù đối mặt với bất ổn kinh tế toàn cầu

TGVN. Theo báo cáo mới nhất của của công ty luật Baker McKenzie, hoạt động đầu tư và giao dịch trên toàn thế giới sẽ tiếp ...

buoc chuyen minh cua kinh te viet nam sau hon mot thap ky gia nhap wto

Chuyên gia Nga phân tích bí quyết giúp Việt Nam tăng ấn tượng về năng lực cạnh tranh

TGVN. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và lên thứ hạng 67. Mặc dù Việt Nam vẫn đang ...

buoc chuyen minh cua kinh te viet nam sau hon mot thap ky gia nhap wto

Việt Nam đứng đầu ASEAN về hấp dẫn đầu tư nước ngoài

TGVN. Ngày 11/10, trang The Asean Post đăng bài nhận định, Việt Nam từ lâu đã được coi là điểm nóng thu hút đầu tư ...

P.V (Theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024: Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu Giá tiêu hôm nay 4/11/2024: Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu
Nhiều giải pháp giải 'cơn khát' nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn Nhiều giải pháp giải 'cơn khát' nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn
Giá cà phê hôm nay 3/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm dần, thu hoạch tăng tốc, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường? Giá cà phê hôm nay 3/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm dần, thu hoạch tăng tốc, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường?
Giá heo hơi hôm nay 3/11: Hồi phục ở miền Bắc; Philippines có giá cao nhất thế giới Giá heo hơi hôm nay 3/11: Hồi phục ở miền Bắc; Philippines có giá cao nhất thế giới
Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần lao dốc Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần lao dốc
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra