Bước khởi sắc của đối ngoại nhân dân, đóng góp thực chất cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Chu Văn
Năm 2022, cùng với hai trụ cột đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, trụ cột đối ngoại nhân dân đã có bước khởi sắc và bứt phá sau một thời gian dài bị gián đoạn, đóng góp thực chất cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước sau đại dịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bước khởi sắc của đối ngoại nhân dân, đóng góp thực chất cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu dự Đại hội 22 Hội đồng hòa bình thế giới tại Hà Nội, ngày 23/11. (Nguồn: TTXVN)

Một năm sôi động

Dịch Covid-19 được kiểm soát, đất nước mở cửa trở lại và bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng, nhờ vậy, nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân bằng hình thức trực tiếp đã diễn ra sôi nổi.

Điểm lại một số hoạt động nổi bật, ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) cho biết, ngoài việc tổ chức các đoàn ra đoàn vào, Liên hiệp Hữu nghị đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ 45 quốc gia, 56 tổ chức trên thế giới cùng hơn 100 đại biểu, khách mời Việt Nam.

Theo đánh giá của lãnh đạo Hội đồng và tất cả các đại biểu tham dự hoạt động, từ năm 1996, đây là Đại hội thành công nhất xét trên tất cả các khía cạnh. Tuyên bố chính trị được thông qua với đồng thuận cao.

Việc tổ chức thành công Đại hội đã giúp nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam nói chung, Liên hiệp Hữu nghị và Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng trong phong trào hòa bình thế giới, đối với các tổ chức của đảng Cộng sản, cánh tả và trong mắt bạn bè quốc tế.

Liên hiệp Hữu nghị tổ chức hàng loạt sự kiện ngoại giao và hữu nghị với các nước, như: Chuỗi các hoạt động chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia; 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, Áo; 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tây Ban Nha; 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Uzberkistan; 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga; 5 năm quan hệ đối tác toàn diện với Canada...

Cùng với đó, Liên hiệp Hữu nghị tổ chức Chương trình Giao lưu Hữu nghị quốc tế năm 2022 tại Tuyên Quang; phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 tại Cao Bằng; tổ chức Đại hội thành lập 2 Hội mới: Hội Hữu nghị Việt Nam-Nepal và Hội Hữu nghị Việt Nam-Áo.

Trong công tác phổ biến, quán triệt và xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5/1/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Liên hiệp Hữu nghị đã phổ biến nội dung của Chỉ thị tới các tổ chức thành viên trong hệ thống.

Trên cơ sở đó, nhiều Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở địa phương đã tham mưu, phối hợp với Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW bằng nhiều hình thức cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, thành và hội viên các hội hữu nghị trên địa bàn; từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả tối đa cho việc triển khai Chỉ thị 12 tại địa bàn.

Cùng với đó, dù còn nhiều khó khăn, công tác phi chính phủ nước ngoài tiếp tục được thực hiện chủ động và tích cực hơn. Liên hiệp Hữu nghị đã tổng kết 3 năm thực hiện Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019 - 2025.

Theo đó, năm 2020 có 490 tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, năm 2021 có 481 tổ chức, năm 2022 có 436 tổ chức. Giá trị viện trợ giải ngân từ năm 2020 đến tháng 6/2022 đạt gần 562 triệu USD ở một số lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, tài nguyên - môi trường, hỗ trợ tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.

Năm 2022, Liên hiệp Hữu nghị vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai ngoại giao vaccine năm 2021.

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Liên hiệp Hữu nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp cho biết, chủ đề đối ngoại nhân dân của Liên hiệp Hữu nghị trong năm 2023 là "Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội".

Theo đó, năm 2023, toàn hệ thống Liên hiệp bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đối nội và đối ngoại để triển khai nhiệm vụ đối ngoại, hoàn thành kế hoạch công tác đề ra, đặc biệt là các sự kiện lớn như kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris (1973-2022), giao lưu hữu nghị quốc tế 2023 tại Lào Cai...

Về công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, Liên hiệp Hữu nghị cùng các đơn vị trực thuộc đa dạng hóa phạm vi, đối tác, lực lượng; duy trì, củng cố và mở rộng quan hệ đối tác; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025 và triển khai Nghị định 58/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam để huy động tốt nhất nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Công tác phi chính phủ nước ngoài phải gắn với mục tiêu chính trị, đối ngoại; kế hoạch vận động viện trợ thiết thực, hiệu quả; xây dựng dữ liệu về nhu cầu viện trợ.

Liên hiệp Hữu nghị tăng cường nâng cao nhận thức về đối ngoại nhân dân, tuyên truyền về thành tựu mọi mặt của Việt Nam, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề có liên quan; tăng cường sự tham gia của các tổ chức thành viên trong công tác thông tin đối ngoại, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng đa ngôn ngữ.

Đồng thời, tham mưu, nghiên cứu định hướng phát triển Liên hiệp Hữu nghị đến năm 2030, công tác phi chính phủ nước ngoài và phong trào nhân dân thế giới; tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống, tăng cường gắn kết giữa Liên hiệp Trung ương và Liên hiệp địa phương; tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc về công tác đối ngoại nhân dân ở Bình Định; đẩy mạnh công tác đào tạo; hoàn thành các quy chế, quy định và đề án vị trí việc làm.

Ghi nhận đóng góp tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Ghi nhận đóng góp tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Trên 5.000 dự án và khoản viện trợ được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai ở Việt Nam và đạt giá ...

Hà Nội nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Hà Nội nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Ngày 14/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội (HAUFO) đã tổ chức sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 ...

VUFO triển khai toàn diện công tác đối ngoại nhân dân trong giai đoạn tới

VUFO triển khai toàn diện công tác đối ngoại nhân dân trong giai đoạn tới

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga khẳng định công tác đối ngoại nhân dân sẽ triển ...

VUFO thúc đẩy hợp tác Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào

VUFO thúc đẩy hợp tác Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga đã có cuộc làm việc ...

Xây thêm nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Áo

Xây thêm nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Áo

Ngày 23/11, tại Đại hội thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam-Áo, ông Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cùng lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ thăm và làm việc về công tác đối ngoại tại tỉnh ...
Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong 3 năm tới

Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong 3 năm tới

Samsung đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất của tập đoàn trên ...
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 3/7/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 3/7/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 3/7/2024.
Tỉnh Thái Bình long trọng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã

Tỉnh Thái Bình long trọng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã

Hòa Bình Events Group (HBG) tự hào đồng hành cùng sự kiện này, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ và đảm bảo sự thành công rực rỡ cho toàn ...
Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tới Ukraine vào sáng 2/7, chuyến thăm đầu tiên của ông đến Kiev kể từ khi xung đột quân sự nổ ra năm 2022.
Saudi Arabia phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt mới

Saudi Arabia phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt mới

Ngày 1/7, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman thông báo, nước này đã phát hiện 7 mỏ dầu và khí đốt.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Phiên bản di động