Bước ngoặt lịch sử của trung tâm tài chính London

Trung tâm tài chính London là một tài sản chiến lược của Anh trong suốt 200 năm nay. Tuy nhiên, sự kiện Brexit  đã khiến vị thế của London phải đối mặt với những nguy cơ lớn chưa từng có.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Kịch bản thứ ba cho đàm phán Brexit và rủi ro với London
buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Anh sẽ bảo vệ quyền lợi cho công dân EU hậu Brexit

Vị thế bị lung lay

Từ lâu nay, London luôn được coi là trung tâm tài chính lớn nhất của châu Âu, một trong hai trung tâm tài chính lớn nhất thế giới (cùng New York của Mỹ) với những ưu thế mà các thành phố châu Âu khác không thể so sánh được.

Trước hết, London có ưu thế rất lớn về quy mô ngành nghề. Thành phố này có hơn 500 ngân hàng, tương đương với số lượng ngân hàng của Frankfurt và Paris, khoản vay của ngân hàng đa quốc gia chiếm 18% toàn cầu, sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường phi tập trung chiếm 46% toàn cầu.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london
Việc EU muốn trừng phạt Anh về chính trị, điều thuận tiện nhất là dựa vào “giấy thông hành của EU” để gây sức ép với Anh, buộc Anh phải nhượng bộ trên các phương diện như di dân, thương mại, trợ cấp tài chính. (Nguồn: Standard)

London là thị trường giao dịch bằng đồng USD lớn nhất ở bên ngoài nước Mỹ, lượng giao dịch ngoại hối bình quân mỗi ngày là 2.000 tỷ USD, chiếm 40% toàn cầu. London còn được xem là “ông trùm” của ngành bảo hiểm châu Âu, tập trung 20 công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn hàng đầu thế giới, có các công ty bảo hiểm lâu đời.

Bên cạnh đó, Sở giao dịch chứng khoán London còn chiếm vị trí đầu bảng trong giá trị thị trường châu Âu. Theo giới phân tích tài chính, London được gọi là thành phố tài chính bởi chuyên thực hiện các giao dịch tài chính.

Thứ hai, Anh có ưu thế rõ rệt về môi trường pháp luật. Anh có thể chế pháp luật hoàn thiện, thuộc thông luật (Common Law), tuân theo thông lệ phán quyết, rất coi trọng việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông và người đầu tư, có thể thích ứng hơn với hiện thực tài chính thay đổi nhanh chóng. Nước này còn có thể chế giám sát quản lý tài chính chặt chẽ và linh hoạt. Trong quá trình thúc đẩy ngành tài chính London phát triển, Chính phủ Anh áp dụng mô hình quản lý tương đối ôn hòa, rất coi trọng sự điều tiết trao đổi giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, vừa hạ thấp giá thành quản lý, vừa điều động có hiệu quả tính tích cực của doanh nghiệp.

Thứ ba, Anh luôn dẫn đầu về dịch vụ kinh doanh. London có quần thể dịch vụ tài chính quốc tế đứng đầu thế giới, hội tụ nhiều nhân tài về tài chính. Giáo dục kinh tế tài chính của Anh cũng dẫn đầu lục địa châu Âu. Trong 5 dự án thạc sĩ tài chính hàng đầu châu Âu thì Anh có 4 dự án. Thuế suất công ty của Anh thấp hơn. Luật việc làm của Anh cũng linh hoạt hơn, những ngành nghề có tính chu kỳ có thể thuê hoặc sa thải nhân viên một cách linh hoạt, tính thanh khoản của sức lao động rất mạnh mẽ, rất thích hợp với ngành tài chính.

Thứ tư, London được thiên nhiên ưu đãi về vị trí. Được coi là trung tâm giao dịch ngoại hối, múi giờ của London ở giữa múi giờ 24 tiếng, là thời điểm các thị trường lớn trên thế giới cùng giao dịch, London kết nối liền mạch với thị trường của châu Á và Mỹ, có ưu thế múi giờ lớn hơn Hong Kong (Trung Quốc) và New York. Ngoài ra, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thông dụng trong giới tài chính cũng trao cho London địa vị đặc thù.

Bất chấp những ưu thế lớn kể trên, theo nhận định của giới phân tích, “Brexit cứng” có thể ảnh hưởng đến vị trí đứng đầu thế giới của trung tâm tài chính London.

Brexit “giáng đòn” như thế nào vào London?

Trung tâm tài chính London đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ năm 2008 và tồn tại một cách ngoan cường, nhưng hiện giờ vị thế oai hùng này đang bị lung lay. Vậy với Brexit, điều gì sẽ xảy ra với trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu này? Theo các chuyên gia, có 3 nguy cơ lớn.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london
Hiện nay, Chính phủ Anh đang tích cực chuẩn bị đàm phán rời khỏi EU, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của “Brexit cứng” đối với ngành tài chính. 

Một là “giấy thông hành của EU”. Cơ quan tài chính đăng ký ở các nước EU có thể nhận được “giấy thông hành”, tiếp đến triển khai nghiệp vụ tài chính trên toàn EU. Hiện nay, có khoảng 5.500 công ty đăng ký ở Anh dựa vào giấy thông hành của EU để cung cấp cho ngành tài chính Anh.

Nếu “Brexit cứng” khiến cho những công ty trên mất đi “giấy thông hành”, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng, là một đòn tấn công chí mạng đối với trung tâm tài chính London. Vì liên quan đến vận mệnh và tiền đồ của trung tâm tài chính, đàm phán Anh - EU xoay quanh “giấy thông hành của EU” sau này sẽ không tránh khỏi việc xảy ra một cuộc đàm phán đầy khó khăn.

Việc EU muốn trừng phạt Anh về chính trị, điều thuận tiện nhất là dựa vào “giấy thông hành của EU” để gây sức ép với Anh, buộc Anh phải nhượng bộ trên các phương diện như di dân, thương mại, trợ cấp tài chính…, nếu không sẽ làm cho ngành tài chính Anh phải trả giá nặng nề. Đồng thời, không ít thành phố trên lục địa châu Âu muốn nhân cơ hội này để tranh giành nghiệp vụ tài chính của London, cũng sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề “giấy thông hành”.

Hai là “trung tâm thanh toán của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)”. Hiện nay, London là trung tâm thanh toán bằng đồng Euro lớn nhất thế giới, đang kiểm soát 70% giao dịch có liên quan đến đồng Euro. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã từng ra lệnh cấm các nước ngoài Eurozone tiến hành nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro. Anh không phục quyết định này của Eurozone, kiện lên Tòa án châu Âu. Và vào năm 2015, Anh đã thắng trong vụ kiện về nghiệp vụ thanh toán.

Lần này, Anh trưng cầu ý dân rời khỏi EU, Ủy ban châu Âu theo tình thế xem xét lại việc giải quyết vấn đề thanh toán bằng đồng Euro, có thể sẽ có thay đổi về pháp quy, trao quyền cho ECB kiểm soát nghiêm ngặt đối với nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro, hạn chế các nước bên ngoài EU tham gia nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro. Nếu pháp quy như vậy được ban hành, lượng lớn nghiệp vụ thanh toán bằng đồng Euro chắc chắn sẽ rút từ London sang thành phố của các nước EU.

Ba là “tự do đi lại”. Sự “tự do đi lại” của nguồn vốn và nhân viên là nguyên tắc cơ bản của EU, tham gia nghiệp vụ tài chính trong EU có thể được hưởng miễn thuế, nhân viên làm nghề tài chính cũng có thể tự do luân phiên.

Sau sự kiện Brexit, ưu đãi miễn thuế của nghiệp vụ tài chính cũng như tính thanh khoản của nhân viên hành nghề của Anh đều bị ảnh hưởng. Hiện nay, Chính phủ Anh đang tích cực chuẩn bị đàm phán rời khỏi EU, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của “Brexit cứng” đối với ngành tài chính.

Về đối nội, Chính phủ Anh tập trung sử dụng tốt tính tự chủ chính sách sau khi rời khỏi EU, thông qua chính sách tài chính và chính sách tiền tệ tích cực, thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình kinh tế của Anh, xây dựng khu vực miễn thuế quốc tế.

Về đối ngoại, nước này khởi xướng toàn cầu hóa kinh tế và thương mại tự do, tăng cường hợp tác với các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, chuẩn bị xây dựng mạng lưới thương mại tự do mới.

Chính phủ của Thủ tướng Theresa May cho rằng, bảo đảm sự mở cửa của thị trường tài chính và chính sách thu thuế thấp có thể bảo vệ một cách hiệu quả địa vị trung tâm tài chính London.

Cuộc đua thay thế London

Rất nhiều thành phố khác của châu Âu như Frankfurt (Đức), Paris (Pháp), Dublin (Ireland), Luxembourg, Amsterdam (Hà Lan) đều muốn thay thế London để trở thành trung tâm tài chính của châu Âu, bắt đầu cuộc cạnh tranh trung tâm tài chính châu Âu mới.

Giới chức Pháp thẳng thắn đề cập khả năng nước Anh suy yếu, kèm theo đó là sự lu mờ của trung tâm tài chính London, như một cơ hội để nước Pháp vươn lên khẳng định mình.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london
Frankfurt (Đức) cũng muốn thay thế London để trở thành trung tâm tài chính của châu Âu. (Nguồn: World Finance)

Không chỉ riêng Pháp coi Brexit là thời cơ, Đức cũng thừa nhận sẽ đề xuất những quy định để bảo vệ người lao động muốn chuyển đổi việc làm từ London. Italy cũng muốn tận dụng cơ hội này để đưa thành phố Milan trở thành một trung tâm tài chính quan trọng, xây dựng “một hệ thống pháp lý tương tự như London” để đảm bảo sự chuyển đổi thông suốt cho “các thị trường tài chính... không thể tiếp tục ở lại London”.

Trong khi đó, các thành phố Dublin, Amsterdam và Stockholm (Thụy Điển) đều đang nỗ lực cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp từ London về phía mình. Chủ tịch ngân hàng Morgan Stanley, ông Colm Kelleher thậm chí còn dự đoán nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang trung tâm tài chính New York của Mỹ. Những kỳ vọng trên không phải không có cơ sở khi nhiều doanh nghiệp và công ty cũng đang cân nhắc khả năng tương tự với việc thay đổi "đại bản doanh" sang các thành phố khác trên thế giới ngoài London.

Trong bối cảnh đàm phán giữa Anh và EU về Brexit đang diễn ra vô cùng phức tạp và khó đoán định, địa vị của London với tư cách là trung tâm tài chính của châu Âu chắc chắc sẽ yếu đi, bố cục tài chính của châu Âu trong tương lai rất có thể phát triển theo hướng “nhiều trung tâm”.

Việc nghiệp vụ tài chính London bị chia sẻ với các thành phố khác của châu Âu, theo giới quan sát, là một quá trình phức tạp và kéo dài.

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Thủ tướng Anh trấn an doanh nghiệp về tác động Brexit

Ngày 20/7, Thủ tướng Anh Theresa May đã nỗ lực trấn an những quan ngại của giới doanh nghiệp nước này về tác động của việc ...

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london Đàm phán Brexit: Bất đồng mấu chốt liên quan tới tài chính

Ngày 19/7, một ngày trước khi kết thúc vòng đàm phán thứ hai, các nhà đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu ...

buoc ngoat lich su cua trung tam tai chinh london EU phản bác quan điểm của Anh về hóa đơn Brexit

Ngày 12/7, nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) trong các cuộc thương lượng về việc Anh ra khỏi EU (Brexit), ông Michel ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động