Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - Hy Lạp

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Kotzias, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bulgaria Ekaterina Zaharieva và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodo Melescanu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và phu nhân sẽ thăm chính thức Cộng hòa Hy Lạp (từ ngày 1-2/7), Cộng hòa Bulgaria (từ ngày 3-5/7) và Romania (từ ngày 6-7/7).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180628094015 Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam
tin nhap 20180628094015 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Hy Lạp Ioannis E. Raptakis
tin nhap 20180628094015
Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp Nguyễn Mạnh Cường.

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp Nguyễn Mạnh Cường đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm, cũng như quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Hy Lạp. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thưa Đại sứ, nhân chuyến thăm chính thức Hy Lạp của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phu nhân, xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm và đánh giá quan hệ Việt Nam – Hy Lạp trong thời gian qua?

Đại sứ Nguyễn Mạnh Cường: Chuyến thăm chính thức Hy Lạp lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh có ý nghĩa rất quan trọng đối với hai nước. Đây là chuyến thăm chính thức lần thứ hai của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam tới Hy Lạp trong vòng gần 10 năm qua, nối tiếp chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hy Lạp vào tháng 2/2017. Sự khởi động lại các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước cho thấy quan hệ hai nước trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển quan trọng.

Việt Nam và Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1975. Từ đó đến nay, mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, gắn bó và ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước luôn được duy trì tốt đẹp. Việt Nam và Hy Lạp tuy là hai quốc gia nằm ở hai châu lục khác nhau, nhưng có nhiều nét tương đồng, đều có vị trí địa chính trị quan trọng, có nền văn hóa lâu đời, có lịch sử trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm… Nhân dân Hy Lạp luôn có tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam, luôn ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

 Giai đoạn trước khủng hoảng nợ công Hy Lạp, hai nước thường xuyên duy trì trao đổi đoàn cấp cao như: Thủ tướng Hy Lạp Kostas Karamanlis thăm chính thức Việt Nam năm 2007; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hy Lạp  năm 2008, cùng năm đó, Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias đã thăm chính thức Việt Nam. Cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra từ năm 2010 khiến Hy Lạp phải tập trung khắc phục hậu quả, trong giai đoạn này trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước cũng tạm thời gián đoạn. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác hữu nghị vẫn luôn được hai bên coi trọng và duy trì. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hy Lạp Nikos Kotzias tháng 2/2017 và chuyến thăm Hy Lạp lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, là dịp để hai bên cùng đánh giá lại mối quan hệ hợp tác thời gian qua và đưa ra những hướng đi cho giai đoạn tiếp theo.

tin nhap 20180628094015
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Hy Lạp Ioannis E. Raptakis . (Ảnh: T. Anh)

Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam
Ioannis Raptakis:

Việt Nam và Hy Lạp hiện đang có hai hiệp định đang chờ ký kết, đó là Hiệp định về hàng hải và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Nếu được thông qua, hai hiệp định này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hai nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến dần đến ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là một trong những hiệp định mang tính quyết định để đẩy mạnh thương mại song phương giữa Việt Nam và Hy Lạp nói riêng và giữa Việt Nam và EU nói chung. Việt Nam đang đặt việc ký kết và phê chuẩn EVFTA lên mối quan tâm hàng đầu, và Hy Lạp cũng rất ủng hộ cho Hiệp định này sớm được đi vào hoạt động.

Kỳ vọng của tôi là Hiệp định EVFTA sẽ sớm được phê chuẩn vào cuối năm nay. Đây là một Hiệp định đầy triển vọng và toàn diện nhất mà EU từng thực hiện với một quốc gia đang phát triển. Một khi nó đi vào hoạt động, FTA này sẽ là cung cấp một chuẩn mực mới của EU về cách tiếp cận nền kinh tế đang có sự phát triển đáng khen ngợi như Việt Nam. Về phía Việt Nam, các bạn đang thể hiện sự năng động để tiến tới hội nhập quốc tế vì sự thịnh vượng của người dân.

Tôi tin rằng, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hy Lạp lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ giúp làm sâu sắc hơn mối quan hệ vốn đã gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực.

Các lĩnh vực ngoại giao khác như đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân hay quan hệ hợp tác kinh tế song phương đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa Đại sứ?

Bên cạnh các chuyến thăm cấp cao, quan hệ Đảng và Quốc hội của hai nước vẫn thường xuyên được duy trì và phát triển: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm và làm việc tại Hy Lạp năm 2013, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Hoàng Bình Quân thăm và làm việc tại Hy Lạp năm 2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hy Lạp thăm và làm việc tại Việt Nam năm 2016. Đặc biệt, tháng 5/2018, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã thăm và làm việc tại Hy Lạp. Trong chuyến thăm, đồng chí Võ Văn Thưởng đã có cuộc gặp và làm việc với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hy Lạp, Phó Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, Tổng thư ký đảng cánh tả cấp tiến Syriza cầm quyền...

Ngoài ra, hai nước vẫn duy trì mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, duy trì tham vấn chính trị cấp Vụ trưởng Ngoại giao, thường xuyên hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục – đào tạo thông qua các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa ở mỗi nước, hợp tác giữa các trường đại học hai nước…

Về quan hệ kinh tế, qua số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước thời gian gần đây, có thể thấy thương mại Việt Nam – Hy Lạp đã có những tăng trưởng khả quan, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 334 triệu USD, tăng 40% so với năm 2016.

Hai nước cũng thường xuyên hợp tác tích cực và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương trong khu vực và quốc tế, như Liên hợp quốc, ASEM, Diễn đàn ASEAN – EU. Hy Lạp là nước sớm phê chuẩn Hiệp định Hợp tác và đối tác Việt Nam – EU (PCA) và ủng hộ việc sớm thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hy Lạp cũng là nước thành viên EU luôn ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với EU và mong muốn trở thành “cửa ngõ” cho Việt Nam trong mối quan hệ với EU.

Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ hai nước trong thời gian tới?

Tôi tin rằng hai nước Việt Nam và Hy Lạp trong thời gian tới sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp. Tuy vậy, hiện còn rất nhiều tiềm năng hợp tác mà hai bên cần tích cực khai thác. Quan hệ kinh tế - thương mại tuy có sự tăng trưởng nhưng thực chất vẫn ở mức khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Việt Nam được coi là nền kinh tế đang phát triển năng động của Đông Nam Á, đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông sản, dệt may, da giày…, mặt khác, Việt Nam cũng đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất trên thế giới.

Về phần mình, Hy Lạp là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất phát triển, đặc biệt có ngành vận tải biển phát triển ở vị trí hàng đầu thế giới. Hai bên đã có những hoạt động trao đổi, tìm hiểu hợp tác trong lĩnh vực này, và hiện đang trong quá trình đàm phán ký kết Hiệp định hợp tác về Vận tải biển. Có thể nói, đây là lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhất mà nếu được triển khai sẽ trở thành một động lực lớn trong thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Nền kinh tế Hy Lạp hiện tại đã có những chuyển biến tích cực, đang dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được phê chuẩn trong thời gian tới cũng sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý và cơ hội thúc đẩy giao thương, thương mại giữa hai nước. Do đó, thời gian sắp tới sẽ là cơ hội thuận lợi để hai nước tiến hành mở rộng hợp tác trên những lĩnh vực hiện chưa phát huy hết tiềm năng.

Tôi tin tưởng rằng, qua chuyến thăm lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, quan hệ hai nước sẽ có thêm động lực để bước sang một giai đoạn mới với nhiều cơ hội hợp tác to lớn hơn, tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.

Xin cảm ơn Đại sứ!

tin nhap 20180628094015
Ấm áp Tết cộng đồng của người Việt tại Hy Lạp

Trong không khí ấm áp chào đón xuân mới, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Hy Lạp phối hợp với Hội người Việt Nam ...

tin nhap 20180628094015
Chiếu phim “Việt- Kostas”tại Hy Lạp

Tối 08/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã phối hợp với Hội “The Cultural Fellowship of Upper Ambelokipi Athens” của Hy Lạp ...

tin nhap 20180628094015
Giới thiệu sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng tiếng Hy Lạp

Ngày 02/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã phối hợp với các tác giả,  tổ chức giới thiệu cuốn sách "Chiến tranh ...

Nhất Phong (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động