TIN LIÊN QUAN | |
"Tour du lịch Formosa" là phản cảm, không phù hợp! | |
Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến bệnh Alzheimer |
Quần đảo Banggai tại Indonesia là nơi duy nhất trên Trái Đất có loài cá hồng y Banggai sinh sống.
Được gọi tên như vậy vì loài cá này có dáng bơi khoan thai, đường bệ và màu sắc của chúng gợi liên tưởng tới màu đỏ của trang phục Hồng y giáo chủ. Trên thân cá còn có những điểm bạc, sọc đen và vây xanh. Chúng đặc biệt được ngành kinh doanh cá cảnh khai thác mạnh mẽ.
Loài cá này đang bị đánh bắt với số lượng lớn hơn nhiều so với tốc độ sinh sản để cung cấp cho ngành kinh doanh cá cảnh. Do vậy nguy cơ chúng bị tuyệt chủng là rất cao.
Tính từ năm 1995 đến năm 2005, lượng cá hồng y Banggai đã giảm tới 90%, thậm chí còn xảy ra tình trạng biến mất cục bộ ở một số nơi.
Năm 2007, mặc dù được liệt vào Danh sách Đỏ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng vẫn không có bất kỳ một quyết định bảo tồn nghiêm ngặt nào đối với loài cá này của Hiệp định Khai thác các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITIES). Và dường như ngay cả Chính phủ Indonesia cũng chưa quan tâm tới việc bảo tồn cá hồng y Banggai.
Loài cá hồng y có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao do đang bị đánh bắt quá mức. |
Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới và CITIES đều thống nhất kết luận loài cá hồng y đáp ứng các tiêu chí về sinh học và khoa học để được bảo tồn và yêu cầu sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên.
Hiện đã có 183 chữ ký của Liên minh châu Âu (EU) gửi tới CITIES đề nghị xếp cá hồng y Banggai vào danh sách cần được bảo tồn theo Phụ lục bảo tồn II, theo đó phải hạn chế các hoạt động thương mại hướng tới loài cá này.
Nếu đề nghị trên được thông qua và Indonesia muốn tiếp tục xuất khẩu thì phải chứng minh được các hoạt động thương mại đó sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của loài cá này, tức là sẽ phải làm khảo sát chi tiết khá tốn kém. EU và các tổ chức phi chính phủ như Foundation Franz Weber được đề nghị hỗ trợ Indonesia về mặt tài chính và kỹ thuật khi khảo sát.
Tuy nhiên, phía Indonesia muốn được nhận tài trợ trước khi thực hiện các hành động tiếp theo. Mà ngay cả khi nhận được tài trợ thì quốc gia này cũng sẽ chờ đến hội nghị CITIES tiếp theo (vào năm 2019) mới tiến hành.
Nhiều ngư dân và giới chức địa phương ở quần đảo Banggai cho rằng việc gia tăng sự can thiệp của cộng đồng quốc tế sẽ giúp duy trì sinh kế tương lai của họ. Trong cuộc họp tháng Tám tại Salakan, hai đơn vị hành chính của quần đảo này đã thay mặt người dân, ký một thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Indonesia ủng hộ quyết định của quốc tế.
Ông Bosman Lanusi, đại diện chính quyền Banggai cho biết, họ đã cố gắng 10 năm trong vô vọng nhằm đưa cá hồng y vào Phụ lục bảo tồn II. Lần này ông hy vọng mọi chuyện sẽ sáng sủa hơn và khẩn thiết kêu gọi việc bảo tồn loài cá này sẽ được quyết định tại Hội nghị của các nhà khoa học bảo tồn sắp được tổ chức ở Nam Phi “nếu không, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn”.
Ngôi nhà của cá bị đe dọa
Không chỉ loài cá hồng y, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều đánh giá toàn cầu về rạn san hô trên thế giới - ngôi nhà chung của nhiều loài cá biển quý hiếm, trong đó báo cáo về việc suy giảm mạnh mẽ và nhanh chóng của san hô.
Sự suy giảm lớn nhất xảy ra vào năm 1998, trong đó khoảng 16% rạn san hô trên thế giới biến mất trong vòng một năm.
Sự biến mất của các rạn san hô là do các yếu tố môi trường, bao gồm nhiệt độ và nồng độ acid trong nước biển tăng, làm chết cả rạn san hô lẫn tảo cộng sinh.
Sự suy giảm và nguy cơ tuyệt chủng của đa dạng sinh học rạn san hô đã tăng đáng kể trong mười năm qua và giới khoa học dự đoán, san hô sẽ tuyệt chủng trong thế kỷ tới. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn về kinh tế, đe dọa sự cân bằng đa dạng sinh học toàn cầu.
Các đại dương cũng đang bị đe dọa bởi quá trình acid hóa do gia tăng nồng độ CO2 và mối quan tâm là các sinh vật biển không thể phát triển hoặc thích nghi để đáp ứng với những thay đổi đó.
Triển vọng ngăn ngừa sự tuyệt chủng hàng loạt vẫn chưa có hiệu quả khi 90% các loài cá lớn (trung bình khoảng 50 kg) như cá ngừ đại dương, cá mập... đang dần biến mất và với xu hướng tuyệt chủng hiện nay thì đại dương sẽ chỉ còn những sinh vật nhỏ cùng với các vi sinh vật.
Cá biển có thể phân biệt màu sắc tốt hơn người? Các nhà khoa học Australia vừa công bố phát hiện về những loài cá nhỏ sống quanh các rạn san hô có khả năng phân ... |
Phải chăng trẻ em đầu to thông minh hơn? Các nhà khoa học Anh tuyên bố trẻ em đầu to sở hữu trí thông minh cao hơn những đứa trẻ khác. |
Diện tích băng Bắc Cực tiến gần mức thấp nhất Diện tích băng tại Bắc Cực đã giảm xuống gần bằng mức thấp nhất trong lịch sử. Các nhà khoa học cho rằng tình hình ... |