Các dấu ấn đối ngoại 2021

Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn các dấu ấn đối ngoại của Việt Nam năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 26/1/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương XII đọc báo cáo về văn kiện Đại hội XIII. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngày 26/1/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương XII đọc báo cáo về văn kiện Đại hội XIII. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (từ ngày 25/1-1/2) đề ra các mục tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ 2021-2025 và tầm nhìn tới 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Chính sách đối ngoại tiếp tục được hoàn thiện và trình bày trong Mục XI của Văn kiện là triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Cho đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước/193 quốc gia thành viên của LHQ; Đảng ta có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viên của hơn 140 quốc gia. Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ.

Các dấu ấn đối ngoại 2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 diễn ra ngày 15/12/2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hội nghị đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên diễn ra ngày 14/12/2021 và Hội nghị ngoại vụ toàn quốc 20 và Hội nghị Ngoại giao 31 (bế mạc ngày 18/12) đánh dấu mốc quan trọng trong cụ thể hóa việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Cùng với việc lần đầu tiên chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XIII, năm 2021 Ngoại giao đa phương tiếp tục được triển khai tích cực, với việc Việt Nam hoàn tất hai năm làm UVKTT Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tiếp tục đóng vai trò chủ động, tích cực trong ASEAN, cam kết mạnh mẽ tại COP 26 và có những đóng góp thiết thực tại các diễn đàn đa phương khác (APEC, AIPA, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5, Hợp tác tiểu vùng Mekong…). Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc tham gia định hình các cơ chế, luật chơi đa phương, toàn cầu: trúng cử Hội đồng khai thác Bưu chính (POC), Ủy ban Luật quốc tế (ILC)…

Ngoại giao vaccine: chiến lược cơ bản, lâu dài trong phòng, chống dịch và đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân
Ngoại giao vaccine đạt nhiều kết quả ấn tượng.

Ngoại giao vaccine đạt nhiều kết quả ấn tượng, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine cho người dân, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli. Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli ngày 8/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Quan hệ song phương với các đối tác quan trọng tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất: Các chuyến thăm song phương trực tiếp của lãnh đạo cấp cao tới Lào, Campuchia, Cuba, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, EU, Thụy Sỹ, Phần Lan đạt nhiều kết quả rất thiết thực, phục vụ các yêu cầu phát triển và đối ngoại của đất nước.

0125-baoho

Bộ Chính trị ra Kết luận số 12-KL/TW, ngày 12/8/2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đạt nhiều kết quả tích cực: Lần đầu tiên tổ chức hội nghị Lãnh sự danh dự; thực hiện công tác bảo hộ công dân với khoảng 600 chuyến bay hỗ trợ hơn 130.000 công dân về nước.

Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO vinh danh: Củng cố sức mạnh mềm Việt Nam
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO vinh danh.

Ngoại giao văn hóa đạt nhiều thành tựu. Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030. Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng UNESCO nhiệm kỳ 2021-2026. Tại phiên họp toàn thể kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris, Pháp (23/11), UNESCO thông qua nghị quyết vinh danh và tham gia kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ngày 15/12 , nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Người lính và lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo về lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc (ảnh Hoàng Trường)
Người lính và lực lượng Hải quân Việt Nam anh hùng luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo về lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc (ảnh Hoàng Trường)

Công tác biên giới lãnh thổ tiếp tục tiếp tục đạt kết quả tích cực; phối hợp với các nước láng giềng tăng cường quản lý biên giới lãnh thổ, phòng chống dịch bệnh Covid-19, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới; đàm phán, trao đổi để giải quyết các vấn đề tồn đọng phát sinh; kiên quyết, kiên trì giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, góp phần duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực.

Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp tới các thị trường khó tính
Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp thâm nhập các thị trường khó tính.

Ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh, lấy doanh nghiệp và địa phương làm trung tâm phục vụ. Khai thông, mở đường cho nhiều loại sản phẩm nông nghiệp tới các thị trường khó tính.

Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua RCEP. (Nguồn: CGTN)
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Quan hệ thương mại với các đối tác lớn không ngừng được củng cố, đã có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương được ký kết trên nhiều lĩnh vực. Triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Xuất nhập khẩu đạt những kỷ lục mới.

Kiều bào - ‘Cánh tay nối dài’ của ngành ngoại giao

Kiều bào - ‘Cánh tay nối dài’ của ngành ngoại giao

TS. Trần Hải Linh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Việt kiều Hàn Quốc cho rằng, kiều bào ...

Ngoại giao phục vụ phát triển: Đồng hành cùng khát vọng đất nước

Ngoại giao phục vụ phát triển: Đồng hành cùng khát vọng đất nước

Phỏng vấn Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Minh Hằng ngay trước phiên bế mạc Hội ...

(Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động