Máy móc sản xuất chip tại ASML Holding NV, Hà Lan. Nước này sẽ cùng Mỹ và Nhật Bản kiểm soát xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc. (Nguồn ASML Holding NV) |
Ngày 27/1, hãng tin Bloomberg cho biết ba nước nói trên sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang quốc gia đông dân nhất thế giới.
Các nguồn thạo tin cho hãng tin này biết các cuộc đàm phán 3 bên dự kiến sẽ kết thúc sớm nhất là vào ngày 27/1 (theo giờ Mỹ). Hà Lan sẽ mở rộng các hạn chế đối với ASML Holding NV trong một động thái nhằm ngăn chặn việc bán các máy móc thiết yếu để sản xuất một số loại chip tiên tiến. Nhật Bản sẽ đặt ra các giới hạn tương tự đối với Nikon Corp.
Các nguồn tin khác cho biết thỏa thuận giữa các quan chức Hà Lan và Mỹ có thể kết thúc vào cuối tháng trong bối cảnh đại diện của hai nước gặp nhau tại Washington trong ngày 27/1.
Trước đó, ngày 25/1, Giám đốc điều hành ASML Holding NV, Peter Wennink trả lời báo chí: “Những biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Mỹ dẫn đầu kiềm chế Trung Quốc có thể thúc đẩy Bắc Kinh phát triển thành công công nghệ nội địa, chế tạo được các máy móc sản xuất chip tiên tiến”.
Trả lời phỏng vấn với Bloomberg News tại trụ sở chính của công ty ở Veldhoven, Hà Lan, ông Wennink cho biết, các công ty bán dẫn Trung Quốc “phải cạnh tranh” với các đối thủ toàn cầu nên cần muốn mua máy móc từ các nước khác.
Ông này cho hay: “Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc không thể có được những máy móc quan trọng đó, các công ty sẽ tự phát triển. Nghiên cứu và chế tạo sẽ mất thời gian, nhưng cuối cùng Bắc Kinh sẽ đạt được mục đích”.
ASML trong tương lai gần sẽ phải đối mặt với nhiều quy định hạn chế hơn trong hoạt động thương mại với khách hàng Trung Quốc khi Mỹ tiếp tục đưa ra những biện pháp làm suy yếu tham vọng xây dựng chuỗi cung ứng tự cung tự cấp của Bắc Kinh.
Ông Wennink cho rằng càng đặt Trung Quốc dưới áp lực, thì càng có nhiều khả năng quốc gia này sẽ nỗ lực gấp đôi trong ý đồ chế tạo các máy in thạch bản, có thể cạnh tranh với ASML.
Hiện lượng xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của ASML chiếm khoảng 15% tổng sản lượng xuất khẩu của họ trên thế giới.
| Bị Mỹ siết chặt xuất khẩu chip, Trung Quốc 'mách' WTO; Nhật Bản và Hà Lan 'theo chân' Washington Trong tuyên bố ngày 12/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này đệ đơn khiếu nại lên WTO về các lệnh kiểm soát ... |
| 36 công ty Trung Quốc bị Mỹ điểm danh trong danh sách đen thương mại Ngày 13/12, hãng Bloomberg đưa tin, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch đưa nhà sản xuất chip Yangtze Memory Technologies ... |
| Nhật Bản trở lại ‘đường đua’ sản xuất chip tiên tiến Liên doanh Rapidus, một nhà sản xuất chip mới thành lập với sự hậu thuẫn của Chính phủ Nhật Bản đang tìm kiếm các khoản ... |
| Huawei: Các trừng phạt của Mỹ đã trở thành sự bình thường mới Ngày 30/12, Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc ước tính, doanh thu năm 2022 tăng 0,4%, bằng chứng cho thấy các ... |
| Nhật Bản hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, kêu gọi G7 ngăn chặn chính sách kinh tế ‘cưỡng ép’ Tokyo kêu gọi các nước G7 trong năm 2023 phối hợp ngăn chặn chính sách kinh tế của Trung Quốc, được áp dụng đối với ... |