Các tín đồ Tin lành ở Đắk Lắk tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo
Minh Nhật
12:55 | 05/10/2022
Baoquocte.vn. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, những giáo dân thuộc điểm nhóm Tin lành buôn M’O, xã Eu Hiu, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị cho buổi sinh hoạt hằng tuần…
Trưởng nhóm Tin lành buôn M’O, Mục sư Ai Kiên sắp xếp lại cuốn kinh thánh ngay ngắn, những giáo dân khác chuẩn bị đàn, xếp lại bàn ghế, chuẩn bị buổi sinh hoạt, cùng nhau hát thánh ca, lắng nghe những bài giảng, chia sẻ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Trong những năm qua, hoạt động của các tổ chức tôn giáo trong tỉnh Đắk Lắk, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, bảo đảm đúng quy định pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được tỉnh quan tâm thực hiện chu đáo, kịp thời giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, không để tồn đọng vụ việc dễ phát sinh "điểm nóng". (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Đắk Lắk hiện có 615.222 tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 32% dân số), trong đó 255.267 tín đồ là người dân tộc thiểu số, sinh hoạt chủ yếu tại 4 tôn giáo lớn là Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài. Toàn tỉnh có 356 cơ sở và điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo với 1.395 chức sắc, tu sĩ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Mục sư Ai Kiên, Trưởng nhóm cho biết, điểm Tin lành buôn M’O được hình thành vào năm 1992, hiện có 50 tín đồ, chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều. Mặc dù điểm nhóm đến nay chưa được chính thức cấp phép nhưng luôn nhận được quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của chính quyền địa phương, không chỉ trong sinh hoạt tôn giáo mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Nhờ vậy, điểm nhóm được sinh hoạt tự do, tạo điều kiện phát triển, giúp đỡ, giáo dân yên tâm sinh hoạt và làm ăn phát triển kinh tế. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
“Không có chuyện chính quyền làm khó, ép buộc, dù chúng tôi chưa được đăng ký do còn thiếu những điều kiện khác. Ở đây, Nhà nước quản lý tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật. Chúng tôi thực hành niềm tin tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và giáo dân chúng tôi rất biết ơn sự quan tâm này”, Trưởng nhóm Ai Kiên cho biết. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Cũng theo mục sư Ai Kiên, chính quyền địa phương giúp đỡ các tín đồ trong việc cấp cây-con giống, cơ sở vật chất để xây dựng nhà cửa, tạo điều kiện để bà con chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt, làm ăn phát triển kinh tế. Tại điểm nhóm, khi tín đồ gặp khó khăn, mọi người cùng nhau đoàn kết hỗ trợ, chung tay tháo gỡ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
“Nhờ Nhà nước quan tâm, đời sống tôn giáo được phát triển, cuộc sống hằng ngày của giáo dân chúng tôi cũng ngày càng thay đổi”, ông Ai Kiên nhấn mạnh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chị Đinh Thị Bình (39 tuổi), dân tộc Tày, buôn M’O, cho biết, chính quyền địa phương rất quan tâm đời sống của tín đồ, tạo điều kiện cho tín đồ có công ăn việc làm, xây dựng nhà cửa. “Chúng tôi cùng nhau sinh hoạt tôn giáo, cùng nhau nghe giảng kinh thánh, để ngày càng tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo”, chị Bình nói. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Mặc dù đồng bào giáo dân tại đây còn gặp nhiều khó khăn, nhưng luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhắc nhở nhau sống tin yêu Chúa và tốt đời đẹp đạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Trong căn nhà đơn sơ ấy, hằng tuần, các giáo dân Tin lành cùng nhau hát thánh ca, cầu nguyện về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc… (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.