Các nước Baltic chuẩn bị hòa lưới điện EU, tách hẳn khỏi Nga và Belarus. (Nguồn: UNN) |
Ngày 10/7, Bộ Năng lượng Lithuania đăng thông báo chính thức trên trang web của bộ này (lrv.lt) nêu rõ: "Trong những tuần tới, các nhà vận hành hệ thống truyền tải trong vùng Baltic sẽ thông báo cho các bên khác về quyết định chung sẽ không gia hạn hợp đồng BRELL và rút khỏi hệ thống UPS".
Tin liên quan |
Các nước Baltic liên thủ, vung tiền 'vạch ranh giới' với Nga và Belarus |
Sau khi không gia hạn hợp đồng BRELL, các nước Baltic sẽ tiến hành thử nghiệm vận hành một hệ thống riêng và đồng bộ hóa với lưới điện của Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 2/2025.
Tại cuộc họp ở khu nghỉ dưỡng Jurmala ven biển Latvia vào sáng cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng các nước Baltic khẳng định, các quốc gia này đã hoàn toàn sẵn sàng để đồng bộ hóa với lưới điện của EU vào thời điểm trên.
Các bộ trưởng khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh sự thống nhất của Baltic trong việc theo đuổi các mục tiêu an ninh năng lượng chung và thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch”.
Các nước Baltic có thời hạn đến ngày 7/8, tức là 6 tháng trước khi đồng bộ hóa với hệ thống điện của EU theo kế hoạch, để thông báo cho Nga và Belarus việc không gia hạn hợp đồng BRELL.
BRELL là chế độ vận hành đồng bộ của hệ thống điện của Belarus, Nga, Estonia, Latvia và Lithuania (ở tần số duy nhất 50 Hz), được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận ngày 7/2/2001 và được đặt tên theo chữ cái đầu tiên của tên các quốc gia này.
Latvia, Lithuania và Estonia là những quốc gia thành viên EU cuối cùng chưa tham gia vào lưới điện lục địa châu Âu. Tuy nhiên, vào mùa Xuân năm 2022, các quốc gia vùng Baltic đã ngừng nhập khẩu điện từ Nga hoàn toàn.
Hồi tháng 8/2023, Thủ tướng các nước Baltic đã ký tuyên bố cam kết đồng bộ hóa các lưới điện ở vùng Baltic với EU vào tháng 2/2025. Cam kết này được xác nhận vào tháng 12 năm ngoái trong tuyên bố do Ủy ban châu Âu (EC) cùng Bộ trưởng Năng lượng các nước Baltic và Ba Lan ký kết.
| Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông ... |
| NATO nói 'còn quá sớm' để đề cập thời điểm kết nạp Ukraine nhưng đây là con đường 'không thể đảo ngược' Ngày 10/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, còn quá sớm để dự đoán khi ... |
| Nga-Ukraine đổ lỗi nhau vụ bệnh viện nhi ở Kiev bị tấn công, HĐBA họp khẩn, Trung Quốc hối các bên không 'đổ thêm dầu vào lửa' Ngày 9/7 (theo giờ New York, Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận ... |
| Thụy Sỹ xin gia nhập sáng kiến phòng không do Đức khởi xướng sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát Ngày 9/7, chính phủ Thụy Sỹ thông báo, nước này đã nộp đơn xin tham gia Sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu (ESSI) ... |
| Xung đột ở Dải Gaza: Nối lại vòng đàm phán ngừng bắn, Israel vẫn chưa ngừng không kích Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza được nối lại tại Doha (Qatar) vào ngày 10/7, sau vòng đàm phán chuyên ... |