Cách một quốc gia châu Âu 'đánh bại' lạm phát ngoạn mục

Linh Chi
Khi nhiều quốc trên toàn cầu phải chống chọi với lạm phát cao thì Thụy Sỹ "đánh bại" lạm phát một cách ngoạn mục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cách một quốc gia châu Âu 'đánh bại' lạm phát ngoạn mục. (Nguồn: Getty Images)
Thụy Sỹ 'đánh bại' lạm phát ngoạn mục. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Lạm phát ở Thụy Sỹ đạt mức cao nhất trong 29 năm là 3,5% vào năm 2022. Mặc dù vẫn ở mức cao theo tiêu chuẩn của đất nước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hai con số tại các nền kinh tế tiên tiến khác, như Mỹ (9,1%), Vương quốc Anh ( 11,1 % ) và khu vực đồng Euro (10,6%).

Vậy những yếu tố nào giúp Thụy Sỹ tránh lạm phát tràn lan?

Sự ổn định của đồng Franc

Thụy Sỹ là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và Đức.

Đây cũng là nơi sinh sống của một số công dân giàu nhất thế giới, với tài sản trung bình là 696.604 USD/người lớn.

Theo Economist Intelligence Unit, hai thành phố Zurich và Geneva của Thụy Sỹ giữ vững vị trí trong Top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới vào năm ngoái, ngay cả khi lạm phát đẩy chi phí sinh hoạt ở những nơi khác - chẳng hạn như Singapore và New York lên cao. Do đó, người dân Thụy Sỹ thường ít bị ảnh hưởng bởi việc giá cả hàng hóa tăng cao.

Một lý do khác cho sự ổn định của giá cả hàng hóa tại quốc gia này chính là nhờ đồng Franc mạnh.

Trong khi nhiều loại tiền tệ lao dốc so với đồng USD thì đồng Franc vẫn ổn định.

Đồng tiền của quốc gia này đã liên tục mạnh lên, tăng giá trị để đạt mức ngang giá so với đồng Euro vào năm 2022.

Nguyên nhân chính là do đồng Franc giống như một tài sản phòng thủ an toàn. Đồng nội tệ Thụy Sỹ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi quốc gia này dự trữ vàng, trái phiếu và tài sản tài chính lớn, giúp Ngân hàng Quốc gia đảm bảo sự ổn định của đồng tiền trong thời kỳ biến động.

Điều đó cũng có lợi cho Thụy Sỹ, một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế.

Quốc gia này nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá khoảng 302 tỷ USD mỗi năm, phần lớn trong số đó đến từ các nước láng giềng trong khối Liên minh châu Âu (EU). Đồng Franc mạnh hơn giúp giá những mặt hàng nhập khẩu giảm, giữ cho "túi tiền" của quốc gia luôn ổn định.

Trong khi đó, đất nước này xuất khẩu gần 305 tỷ USD hàng năm - phần lớn bao gồm hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao như đồng hồ và dược phẩm. Đây là những mặt hàng ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá hơn so với hàng hóa sản xuất hàng loạt.

Nguồn cung năng lượng ổn định

Năm ngoái, Thụy Sỹ ít bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bên ngoài đẩy giá cao, chẳng hạn như chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Là nơi có địa hình đồi núi và hơn 1.500 hồ, Thụy Sỹ ít phụ thuộc vào nhập khẩu dầu khí hơn so với một số nước láng giềng châu Âu. Trong đó, thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho quốc gia này.

Cách một quốc gia châu Âu 'đánh bại' lạm phát ngoạn mục
Thụy Sỹ dựa vào sản xuất thủy điện trong nước trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng lan rộng ở châu Âu. (Nguồn: Getty Images)

Các nhà cung cấp năng lượng của Thụy Sỹ cũng phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Điều đó có nghĩa là họ ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường thông qua mạng lưới an toàn tài chính, đồng thời chịu sự điều tiết về giá chặt chẽ hơn các doanh nghiệp tư nhân.

Vào cuối năm 2022, giá năng lượng ở Thụy Sỹ tăng với tốc độ 16,2% - thấp hơn mức mà các quốc gia lớn khác phải đối mặt như Đức (25%), Hà Lan (30%), Anh (52,3%) và Italy (64,7%).

Cơ quan quản lý năng lượng của đất nước dự kiến ​​giá sẽ tăng thêm 27% vào năm 2023, với hóa đơn năng lượng trung bình của hộ gia đình sẽ tăng lên mức 1.215 Franc (tương đương 1.238 USD).

Ông Jean-Claude Huber, quản lý khách sạn Piz Buin Klosters ở phía Đông Thụy Sỹ nhận định, việc tiêu chuẩn hóa các hợp đồng năng lượng dài hạn đã giúp bảo vệ các doanh nghiệp khỏi bất kỳ đợt tăng giá lớn nào trong năm nay.

Kiểm soát giá đối với hàng hóa và dịch vụ

Bên cạnh năng lượng, Thụy Sỹ cũng "mạnh tay" kiểm soát chặt chẽ giá cả hàng hóa và dịch vụ. Nhờ vậy, quốc gia này ít bị ảnh hưởng bởi những biến động do lạm phát.

Trong số các sản phẩm cốt lõi được sử dụng để đo lường lạm phát ở khu vực đồng Euro (bao gồm thực phẩm, nhà ở và vận tải), gần 30% sản phẩm chịu sự điều chỉnh giá ở Thụy Sỹ. Nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào.

Giá thực phẩm tại đất nước này tăng với tốc độ hàng năm là 4% trong tháng 12 năm ngoái, so với 11,9% ở Mỹ, 16,9% ở Anh và 19,8% ở Đức.

Mức thuế cao đối với một số mặt hàng nông sản nhập khẩu cũng có nghĩa là thực phẩm sản xuất trong nước, (chẳng hạn như sữa và pho mát) có giá ưu đãi hơn và ít bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thực phẩm toàn cầu. Điều đó đã giúp kích thích nền kinh tế của đất nước.

Ông Huber cho biết: "Trong năm 2022, chúng tôi cố gắng mua càng nhiều hàng Thụy Sỹ càng tốt".

Điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng Thụy Sỹ hoàn toàn "miễn nhiễm" với những đợt tăng giá gần đây. Người dân địa phương chia sẻ, giá thuê nhà ở và một số sản phẩm thực phẩm đã tăng lên trong năm qua.

Tuy nhiên, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ cho biết vào tháng 12 rằng lạm, phát sẽ giảm xuống mức trung bình 2,4% vào năm 2023, trước khi đạt 1,8% vào năm 2024 - dưới mục tiêu 2% của đất nước. Các nhà kinh tế nhận định, điều đó không có khả năng gây tổn hại cho nền kinh tế.

GS. Tobias Straumann tại Đại học Zurich nói: “Ngay cả khi chúng ta có một kịch bản suy thoái, mọi người vẫn tiếp tục mua hàng và điều đó sẽ giúp ổn định nhu cầu trong nước. Tôi mong đợi điều tương tự cho năm nay và có thể là cả năm 2024".

Ngoài ra, theo GS. Straumann, việc quốc hữu hóa nguồn cung cấp năng lượng của Thụy Sỹ đã mang lại một bài học quan trọng cho các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia ở châu Âu.

Châu Âu: Tích lũy 'núi nợ' nhưng vẫn hào phóng 'vung tiền', người tiêu dùng mệt mỏi vì bão giá

Châu Âu: Tích lũy 'núi nợ' nhưng vẫn hào phóng 'vung tiền', người tiêu dùng mệt mỏi vì bão giá

Cuộc khủng hoảng năng lượng và hệ lụy từ xung đột Nga-Ukraine là nguyên nhân tác động đến đời sống kinh tế và hàng hóa ...

Khủng hoảng năng lượng chưa 'buông tha' châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng chưa 'buông tha' châu Âu?

Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu khiến các quốc gia trong khu vực phải trở lại với than đá, "chạy đua" tìm kiếm các ...

Châu Âu sắp cấm một loại nhiên liệu quý giá của Nga, sẽ trông chờ vào 'phao cứu sinh' Trung Quốc?

Châu Âu sắp cấm một loại nhiên liệu quý giá của Nga, sẽ trông chờ vào 'phao cứu sinh' Trung Quốc?

Từ ngày 5/2 tới, việc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu diesel từ Nga chính thức có hiệu lực, vì vậy, châu Âu sẽ ...

Một nước châu Âu rơi vào suy thoái

Một nước châu Âu rơi vào suy thoái

Ngày 31/1, Cơ quan Thống kê Czech công bố số liệu cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Trung Âu này ...

1 năm xung đột Nga-Ukraine: Kinh tế Đức nơi lãi to, chỗ 'bay' 100 tỷ Euro chờ sinh tồn, người dân 'lõm túi'

1 năm xung đột Nga-Ukraine: Kinh tế Đức nơi lãi to, chỗ 'bay' 100 tỷ Euro chờ sinh tồn, người dân 'lõm túi'

Hầu như ai cũng biết rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tác động đáng kể đến nền kinh tế Đức nói chung và “túi tiền” ...

(theo CNBC)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động