Cái lạnh giá của Alaska và triển vọng cho các cuộc đàm phán ngoại giao Mỹ-Trung Quốc

Vinh Quang
TGVN. Đàm phán, đề xuất và đặt ít kỳ vọng vào đối thoại là kinh nghiệm cần thiết khi quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì ngồi vào bàn đàm phán với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào ngày 18/3 (giờ địa phương) tại Alaska, Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cái lạnh giá của Alaska và triển vọng cho các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc
Tuyết rơi trắng trời tại Alaska ngay trước thềm cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền. (Nguồn: Xinhua)

"Ly hôn" nhưng vẫn cần nhau

Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp dưới cái lạnh "cắt da cắt thịt" ở Anchorage, cho thấy hai bên đã sẵn sàng, ít nhất sẽ thiết lập một giai đoạn mới sau nhiều năm chiến tranh thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Richard Boucher, thành viên cấp cao của Viện Watson và là cựu Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: "Cả hai bên đều phải đặt ra những tiêu chuẩn riêng, cũng để cho đối phương thấy rằng, mọi thứ sẽ không giống như trước đây. Trung Quốc sẽ thể hiện sự sẵn sàng, và Mỹ cũng sẽ không để lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng".

Trong lúc chính quyền Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực thực hiện chiến lược gắn kết các nước đồng minh nhằm đối phó với Trung Quốc khi Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Nhật Bản và Hàn Quốc, Washington cần giải quyết triệt để, thay vì chờ đợi vô thời hạn, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu hay đổi mới kinh tế, vốn đòi hỏi hợp tác, thỏa thuận với Bắc Kinh.

Viễn cảnh cạnh tranh Trung Quốc-Bộ tứ: Không để những tuyên bố chỉ là 'lời nói suông'

Viễn cảnh cạnh tranh Trung Quốc-Bộ tứ: Không để những tuyên bố chỉ là 'lời nói suông'

TGVN. Robert Delaney, Trưởng văn phòng khu vực Bắc Mỹ của tờ South China Morning Post, đã có bài viết nhận định về viễn cảnh ...

Trung Quốc có thể coi Mỹ là một cường quốc đang suy yếu và Bắc Kinh có thể tận dụng thời cơ này để trỗi dậy hơn nữa, nhưng quốc gia đông dân này cũng nhận thức được rằng, không thể coi thường và cần cẩn trọng trong bất kỳ cuộc đọ sức nào với Washington.

Trong khi đó, Jeff Moon, Chủ tịch của Moon Strategies và cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia nêu rõ: “Mối quan hệ này giống như một cặp vợ chồng đã ly thân và cả hai đều muốn ly hôn. Nhưng họ nhận ra rằng, họ phải tiếp tục chung sống vì những đứa trẻ".

Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế cho biết, Washington và Bắc Kinh sẽ bước vào cuộc họp ngày 18/3 (theo giờ Mỹ) với những ràng buộc và một danh sách dài những vấn đề sẽ cản trở bất kỳ bước đột phá hoặc tiến bộ đáng kể nào trong quan hệ hai nước.

Theo giới phân tích, sau nhiều năm chiến tranh thương mại với chính quyền cựu Tổng thống Trump, Bắc Kinh không thể tỏ ra yếu kém đối với các vấn đề cốt lõi.

Trong bối cảnh chính quyền của ông Biden đối mặt với sự chỉ trích ngày càng nhiều từ các đảng viên Cộng hòa về làn sóng người di cư ở biên giới Mexico, nhà lãnh đạo 78 tuổi cũng đang nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ các vấn đề nhân quyền và an ninh đối với Đài Loan và Biển Đông.

Nếu cùng bỏ qua khác biệt...

Nếu những người tham gia cuộc đàm phán không làm gì khác ngoài việc đưa ra những lời phàn nàn và chỉ trích, giới quan sát cho rằng, các cuộc đàm phán sẽ kéo dài thêm nhiều tháng với không khí gay gắt và dè chừng nhau.

Ông Zhiqun Zhu, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bucknell cho biết: “Nếu hai bên chỉ lặp lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, tôi nghĩ cuộc họp sẽ thất bại. Nhưng nếu hai bên bỏ qua sự khác biệt và có thể tìm thấy điều gì đó tích cực, đó sẽ là một cuộc họp thành công".

Về phía các quan chức, có vẻ không có quá nhiều kỳ vọng khi nói rằng, hai bên sẽ không ra tuyên bố chung hoặc thông báo lớn nào sau khi kết thúc các cuộc đàm phán.

Tin liên quan
Mỹ tìm cách phối hợp đồng minh Đông Bắc Á đối phó Trung Quốc, dự đoán Mỹ tìm cách phối hợp đồng minh Đông Bắc Á đối phó Trung Quốc, dự đoán 'cuộc gặp khó khăn' ở Alaska

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế sẽ tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hai bên sẵn sàng tiến về phía trước, dù quan hệ song phương có băng giá hay không.

Các khả năng bao gồm việc mở lại Tổng Lãnh sự quán của hai bên ở Houston và Thành Đô, thúc đẩy một số hoạt động giao lưu nhân dân mang tính biểu tượng, hoặc thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, giải quyết các vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hoặc đối phó với biến đổi khí hậu.

Dù vậy, một điểm khác biệt lớn giữa các siêu cường là thế giới quan và cách tiếp cận các cuộc đàm phán của họ rất khác nhau.

Trung Quốc có xu hướng nhấn mạnh các nguyên tắc trước, trong khi Mỹ muốn có kết quả cụ thể.

Một yếu tố gây căng thẳng khác là thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/3 rằng, Washington đã thêm 24 quan chức Trung Quốc và Hong Kong vào danh sách trừng phạt.

Mặc dù hành động này phần lớn mang tính hình thức, nhưng thời điểm ngay trước khi ngồi vào bàn đàm phán càng nhấn mạnh lập trường cứng rắn của Washington với Bắc Kinh.

Về phần mình, các cựu quan chức Mỹ cho rằng, Trung Quốc kỳ vọng vào cuộc gặp sắp tới nhiều hơn so với Mỹ.

Điều này được phản ánh qua việc địa điểm của cuộc gặp được đặt ở Alaska, nơi cách xa thủ đô của cả hai nước.

Cùng với đó là việc Mỹ yêu cầu các quan chức Trung Quốc phải bay qua Thái Bình Dương, mặc dù một ngày trước đó, Ngoại trưởng Blinken đã ở ngay Seoul - vị trí không xa Bắc Kinh.

“Điều quan trọng đối với chúng tôi là cuộc gặp đã diễn ra trên đất Mỹ”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nêu rõ trong cuộc họp báo ngày 16/3.

"Cài đặt" lại quan hệ Mỹ-Trung

Nỗi lo lớn của Trung Quốc khi tham gia cuộc họp là Mỹ sẽ xây dựng một liên minh hiệu quả của các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các quốc gia Tây Âu nhằm liên kết chống lại Bắc Kinh.

“Trung Quốc sẽ cố gắng đảo ngược đà đó bằng cách tập trung vào các vấn đề chung như biến đổi khí hậu, trong khi Mỹ sẽ muốn nhấn mạnh rằng, cái giá Trung Quốc phải trả để tiếp tục đi trên con đường đã chọn sẽ chỉ tăng lên”, theo John Lee, thành viên của Viện Hudson và cựu Cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao cho Thủ tướng Australia.

Jean-Pierre Cabestan, Giáo sư Chính trị-Khoa học tại Đại học Baptist Hong Kong (Trung Quốc) nhận định rằng, hai bên sẽ đều có những ưu tiên riêng.

Bắc Kinh sẽ chú trọng đến việc “thiết lập lại” quan hệ hai nước một cách rõ ràng, cam kết của Mỹ về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại, trong khi Washington sẽ hướng đến cam kết của Trung Quốc trong việc ngừng đe dọa các nước láng giềng và tuân thủ các chuẩn mực kinh tế toàn cầu.

Học giả Cabestan cũng nói thêm: "Đó là một cuộc họp rất quan trọng, nhưng chúng ta không nên mong đợi quá nhiều".

TIN LIÊN QUAN
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Bộ tứ thắt chặt hợp tác về đất hiếm nhằm đối phó với ảnh hưởng của Bắc Kinh
Cấp cao Mỹ-Trung tại Alaska: Khác biệt lớn trong kỳ vọng sẽ khiến cuộc gặp 'kết thúc trước khi bắt đầu'?
Mỹ tìm cách phối hợp đồng minh Đông Bắc Á đối phó Trung Quốc, dự đoán 'cuộc gặp khó khăn' ở Alaska
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Washington thúc đẩy chiến lược đối ngoại tại châu Phi
Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải: Hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho cả Mỹ và Trung Quốc
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động