Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế của Campuchia. (Nguồn: AKP) |
Campuchia có thể đối mặt với rủi ro không chắc chắn về nguy cơ tăng trưởng kinh tế của EU giảm tốc ảnh hưởng đến xuất khẩu; tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại có thể làm chậm tăng trưởng đầu tư, sự phục hồi của du lịch và bất động sản.
Phát biểu tại lễ bế mạc cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động nửa đầu năm và phương hướng công tác nửa cuối năm 2022 của Ngân hàng Quốc gia Campuchia vào ngày 20/7, ông Chea Chanto, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia nói rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 có thể thấp hơn dự kiến bởi những thách thức không rõ ràng và rủi ro lớn, như ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước phát triển và biến chủng mới của virus Covid-19.
Tuy nhiên, ông Chea Chanto nói: “Hoạt động kinh tế của Campuchia lạc quan rằng sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao là 5,3% so với mức 3% vào năm 2021, chủ yếu được hỗ trợ bởi tăng trưởng xuất khẩu trong lĩnh vực chế tạo, tăng trưởng trong xây dựng và bất động sản, nông nghiệp, sự phục hồi dần dần của du lịch".
Ông Chea Chanto đã nêu một số đề xuất để phương hướng công việc được triển khai như sau: Duy trì ổn định tỷ giá hối đoái; Duy trì lãi suất ở mức hợp lý; Giám sát và duy trì sự ổn định tài chính; Hiện đại hóa hệ thống thanh toán; Quản lý dòng tiền mặt; Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia ở các tỉnh, thành; Công tác của Hiệp hội Cán bộ - Công nhân viên Ngân hàng Quốc gia Campuchia; Tôn trọng kỷ luật; Quản lý nguồn nhân lực.
Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm phát ngôn viên Penn Sovicheat cho biết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại Tự do Campuchia-Trung Quốc (CCFTA), có hiệu lực từ ngày 1/1 và đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Campuchia.
"Thông qua RCEP và CCFTA, chúng tôi tin tưởng rằng sản lượng xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc và các nước thành viên RCEP khác sẽ lớn hơn, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng như gạo, sắn, chuối và xoài, các sản phẩm công nghiệp và hàng chế biến", ông Penn Sovicheat cho hay.
RCEP bao gồm 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có 10 quốc gia thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng 5 đối tác thương mại lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Thỏa thuận thương mại khu vực lớn này sẽ loại bỏ tới 90% thuế quan đối với hàng hóa giao dịch giữa các bên ký kết trong 20 năm tới.
| Tỷ lệ thất nghiệp của Campuchia thấp nhất trong ASEAN Theo Trung tâm Thông tin ASEAN, tỷ lệ thất nghiệp ở Campuchia ở mức khoảng 0,31% trong năm nay, mức thấp nhất trong số tất ... |
| Campuchia nỗ lực phục hồi ngành 'vàng xanh' Cùng với các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19, chính phủ Campuchia đang thực hiện nhiều sáng kiến giúp các doanh nghiệp và ngành ... |