TIN LIÊN QUAN | |
Thiết bị cấy ghép sinh học dưới da | |
Thiết bị cấy ghép vào não tự phân hủy |
Theo số liệu của Tổ chức Cấy ghép Quốc gia (ONT) thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha, trong năm 2016, các bác sỹ nước này tiến hành tổng cộng 4.818 ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng, bao gồm 2.994 trường hợp ghép thận. Con số này đồng nghĩa với việc có trung bình 43,4 người hiến tặng trong mỗi 1 triệu người dân Tây Ban Nha, một kỷ lục thế giới và tăng so với tỷ lệ 40,2 người hiến tặng của năm 2015.
Tỷ lệ hiến tặng nội tạng ở Tây Ban Nha cao hơn hẳn so với Mỹ (28,2 người hiến tặng/1 triệu người trong năm 2015), Pháp (28,1) và Đức (10,9).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Bí quyết của Tây Ban Nha là một hệ thống hiến tặng và cấy ghép nội tạng mang tính tập trung và được vận hành chuyên nghiệp. Mỗi bệnh viện Tây Ban Nha đều có một điều phối viên thuộc hệ thống của ONT, thường là bác sỹ hoặc y tá phụ trách chăm sóc chuyên sâu các bệnh nhân nguy kịch như chết não hoặc đột quỵ. Khi những người bệnh này qua đời, các nội tạng như thận, gan, phổi, tụy và tim vẫn hoạt động và có thể cấy ghép sang cơ thể người khác.
Các điều phối viên sẽ thông báo về các trường hợp này cho ONT và cơ quan này sẽ nhanh chóng tìm kiếm người tiếp nhận phù hợp từ danh sách bệnh nhân cần cấy ghép nội tạng. Nếu người bệnh ở xa, nội tạng sẽ được chuyển tới người tiếp nhận bằng máy bay sử dụng thiết bị đông lạnh chuyên dụng. Tiến trình này hoàn toàn miễn phí và chỉ dành cho người dân trong nước nhằm tránh nạn buôn lậu nội tạng.
Theo ông Rafael Matesanz, người sáng lập của ONT, chìa khóa đằng sau sự thành công của hệ thống hỗ trợ cấy ghép nội tạng là hoạt động trao đổi liên lạc và đào tạo. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1989, ONT đã đào tạo hơn 18.000 điều phối viên, những người phụ trách công việc trao đổi với gia đình người bệnh về hiến tặng nội tạng.
Luật pháp Tây Ban Nha cho phép sử dụng nội tạng của một người đã qua đời chỉ trừ trường hợp người này khi còn sống phản đối rõ ràng việc này. Tuy nhiên, người thân của người hiến tặng nội tạng luôn được tham vấn và ONT đòi hỏi các điều phối viên của mình phải có sự chuyên nghiệp, nhạy cảm và tôn trọng trong công tác của mình.
Bà Marie-Charlotte Bouesseau, nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết trên thế giới chỉ có khoảng 10% bệnh nhân cần ghép nội tạng thực sự nhận được hiến tặng, trong khi 90% còn lại sẽ không thể chờ đợi cơ may này đến với mình.
Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, nhờ vào một hệ thống điều hành chuyên nghiệp, số người qua đời vì không được ghép tạng đã giảm còn khoảng 4-6% trong năm 2016. Nhiều nước tại châu Âu đang học tập và áp dụng theo mô hình thành công của Tây Ban Nha.
Cấy ghép tủy sống bằng mô điện Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Thụy Sỹ đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi tìm ra cách cấy ghép tủy sống bằng ... |
Ca sinh đầu tiên bằng tử cung cấy ghép Lần đầu tiên trong lịch sử y học thế giới, một phụ nữ đã sinh con thành công từ tử cung được hiến tặng. |
Kính viễn vọng siêu nhỏ cấy vào mắt Kính viễn vọng nhỏ có thể cấy ghép trong mắt (IMT), sáng chế của tiến sĩ Isaac Lipshitz đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm ... |