Cân đối cung cầu nông sản, khắc phục tình trạng "được mùa mất giá"

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, chiều 8/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trồng trọt. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180608222054 Tặng Huân chương và Cờ thi đua cho tập thể, cá nhân có đóng góp cho Quốc hội
tin nhap 20180608222054 Lắng nghe để điều chỉnh thời gian cho thuê đất đặc khu

Cần bố cục lại dự thảo Luật

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành dự án Luật nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển trồng trọt, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường.

tin nhap 20180608222054
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng K'Nhiễu phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Nhiều đại biểu đánh giá, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật tương đối bao quát được các vấn đề của hoạt động trồng trọt.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới trong quá trình canh tác để kiểm soát toàn diện vật tư sử dụng trong trồng trọt, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Về bố cục dự thảo Luật, đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho rằng chưa cân xứng với nội dung cần điều chỉnh. Dự thảo Luật gồm 82 điều thì có 54 điều về giống và phân bón, rất ít điều luật điều chỉnh các yếu tố quan trọng khác liên quan đến trồng trọt như nước tưới, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt…

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần rà soát, bổ sung các lĩnh vực khác liên quan đến trồng trọt cho phù hợp với thực tế, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chỉ rõ, trồng trọt liên quan đến một chuỗi từ đất trồng trọt, nguồn gen cây trồng, giống cây trồng, tưới tiêu, phân bón, bảo vệ thực vật, cơ giới hóa, công nghệ thu hoạch, tiêu thụ nông sản…

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa bao quát hết các vấn đề, các đối tượng cần quản lý khác liên quan đến trồng trọt thì quá ít hoặc là thiếu như về nguồn gen, đất trồng trọt, bảo vệ thực vật và nước tưới.

Có ý kiến cho rằng, đất trồng trọt sẽ được điều chỉnh theo quy định của Luật Đất đai; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, còn nước theo quy định của Luật Thủy lợi.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cần quy định các yếu tố đó với tư cách là các loại vật tư đầu vào được sử dụng trong trồng trọt, cần nghiên cứu, bổ sung quy định về nguồn gen, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới để kiểm soát toàn diện quá trình canh tác, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

"Luật ban hành phải bao quát tất cả các nội dung có liên quan chứ không để tình trạng cùng trong một lĩnh vực mà việc quản lý Nhà nước bị chia cắt ở nhiều luật khác nhau," đại biểu nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, vì phạm vi điều chỉnh không bao quát nên bố cục dự thảo Luật mất cân đối. Dự thảo Luật có 82 điều mà riêng chương II về giống cây trồng có đến 6 mục với 37 điều, chương III về phân bón có 5 mục với 18 điều trong khi chương về canh tác nông nghiệp chỉ có 9 điều.

Ngoài ra, một chuỗi từ khâu thu hoạch, mua bán, bảo quản, sơ chế, chế biến cho đến xuất, nhập khẩu sản phẩm trồng trọt đưa hết vào một chương với vỏn vẹn 4 điều.

“Cần bố cục lại và bổ sung các quy định sao cho cân đối và đúng với tính chất của trồng trọt được hiểu là một chuỗi canh tác nông nghiệp hoàn chỉnh,” đại biểu Nguyễn Sỹ Cương lưu ý.

Quy định rõ trách nhiệm dự báo, định hướng thị trường

Về chính sách của Nhà nước về trồng trọt (Điều 6), có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ một số chính sách về phát triển giống cây trồng mới, bao gồm cả chính sách đối với bảo tồn nguồn gene, vật liệu nhân giống; chính sách ưu tiên phát triển cây trồng chính; hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống để nâng cao chất lượng vật liệu giống; đầu tư hạ tầng, trang thiết bị ngành trồng trọt đối với vùng sản xuất giống tập trung, sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Một số đại biểu yêu cầu làm rõ chính sách đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tránh gây ô nhiễm môi trường và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất; chính sách về tổ chức sản xuất trong trồng trọt theo hướng liên kết giữa người nông dân với cơ sở sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) nhận định, dự thảo Luật chưa có quy định về chính sách của Nhà nước để cân đối cung-cầu, đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng nông dân bị thua lỗ, ép giá và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp trong thời gian qua.

“Những quy định về chính sách quản lý Nhà nước về trồng trọt chưa đạt được mục tiêu của việc xây dựng dự án Luật là 'nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trồng trọt, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế' như Tờ trình của Chính phủ,” đại biểu chỉ rõ.

Đại biểu Mai Sỹ Diến kiến nghị, dự án Luật Trồng trọt phải bổ sung rõ hơn vào Điều 6 về “Chính sách phát triển thị trường” và thiết kế 1 điều trong chương VI (về quản lý Nhà nước về trồng trọt) quy định trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trong việc dự báo, thông tin, cảnh báo, định hướng về thị trường sản phẩm trồng trọt nhằm bảo đảm cân đối cung-cầu sản phẩm, khắc phục tình trạng nông dân bị ép giá, thua lỗ, để đừng có một bài ca mà nông dân nhắc đến nhưng không vui là “được mùa thì thường xuyên mất giá, thỉnh thoảng được giá thì lại mất mùa.”

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, chính sách của Nhà nước về trồng trọt không cần dài nhưng cần xác định rõ định hướng, phù hợp khả năng nguồn lực và phải được cụ thể hóa tương thích với các điều khoản luật tiếp theo.

Theo đại biểu, cần nghiên cứu phân chia chính sách theo 3 nhóm. Cụ thể, chính sách phát triển ngành trồng trọt theo lĩnh vực thì ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, an toàn, tái sử dụng các phụ phẩm trong trồng trọt...

Đối với chính sách phát triển ngành trồng trọt theo vùng, miền thì vùng đồng bằng có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung tích tụ ruộng đất để đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa và khuyến khích liên kết trong sản xuất đảm bảo tính bền vững.

Vùng miền núi, hải đảo điều kiện canh tác khó khăn nên khuyến khích sản xuất hữu cơ, sản xuất giống, phát triển các giống bản địa; vùng thành thị khuyến khích phát triển nông nghiệp đô thị kết hợp với du lịch.

Tiếp đó là chính sách phát triển ngành trồng trọt theo đối tượng cây trồng, cần ưu tiên phát triển cây trồng chính, cây trồng an ninh lương thực, các cây trồng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất giống gốc, giống nguyên chủng, giống bố mẹ...

Tại phiên thảo luận, các nội dung về quản lý giống cây trồng, về quản lý phân bón; việc quy hoạch trồng trọt... cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể.

tin nhap 20180608222054
Kinh nghiệm quốc tế phát triển đặc khu kinh tế

Quốc hội Việt Nam đang bàn luận về dự thảo Luật đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt, đây là cơ sở pháp lý ...

tin nhap 20180608222054
Năm vấn đề bức xúc, nổi cộm của ngành giáo dục

Nhằm làm rõ thêm phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trước Quốc hội, sáng 6/6, Phó Thủ tướng ...

tin nhap 20180608222054
Điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích

Thực hiện phân công của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ, chiều 6/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Ngày 7/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo kế hoạch chuẩn bị giải tán Quốc hội và dọn đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp và Israel đã vướng vào một sự cố ngoại giao, khi quốc gia Trung Đông tạm giữ 2 nhân viên mang thị thực ngoại giao của Paris.
Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Thứ trưởng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ ...
Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.
Sporting Lisbon giảm giá bán Viktor Gyokeres cho MU vào Hè 2025?

Sporting Lisbon giảm giá bán Viktor Gyokeres cho MU vào Hè 2025?

Sporting Lisbon sẵn sàng bán tiền đạo Viktor Gyokeres với mức giá rẻ hơn ban đầu ở kỳ chuyển nhượng mùa Hè năm 2025.
Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã đến Trung Đông, sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm lực lượng đến khu vực này để cảnh báo Iran.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động