Cần nhiều hơn cái bắt tay

"Nói thẳng, giờ không phải là lúc nói tới chuyện bắt đầu đàm phán nữa. Không thể cứ bước tiến, bước lui trong lộ trình này nữa. Giờ là lúc phải triển khai hành động"
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dẫu vậy, thái độ có vẻ "sốt ruột" của Tổng thống Obama cũng chưa thể tạo ra sức nóng làm tan băng những bất đồng giữa hai thực thể đối đầu nhau trong suốt nhiều thập kỷ, Israel và Palestine. Kết quả cuộc gặp đầu tiên giữa Mỹ - Palestine - Israel vào ngày 22/09, như đã dự đoán trước, chỉ là cái bắt tay mang tính hình ảnh giữa 2 vị lãnh đạo đối địch, Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Palestine Mamud Abbas. Không một cam kết, không một hứa hẹn cụ thể khi nào họ sẽ nối lại đàm phán.

Đây là lần đầu tiên hai bên đối mặt kể từ khi ông Netanyahu lập nên liên minh cánh hữu vào tháng Ba vừa rồi. Cuộc họp Ba bên vẫn diễn ra mặc dù phía Israel tỏ thái độ từ chối đối thoại với yêu cầu của Mỹ và Palestine chấm dứt việc xây dựng các khu định cư.

Israel nhượng bộ - điều không tưởng

Để tạo "cú huých" trước thềm cuộc gặp Ba bên, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Trung Đông, George Mitchell, được cử đến Israel nhằm thuyết phục nước này chấm dứt phong tỏa các khu định cư. Tuy nhiên, Mỹ và Israel vẫn bất đồng về cách phong tỏa, thời gian thực thi và khu vực địa lý của các khu định cư.

Gần đây, Thủ tướng Netanyahu cho rằng Mỹ phải xét đến tình trạng không ổn định trong liên minh cầm quyền ở Israel. Ông Netanyahu đã bị các đối tác trong liên minh diều hâu truyền thống của mình "cảnh cáo" về bất cứ động thái nhượng bộ nào với phía Palestine.

Người dân Palestine hiểu rằng việc '"ngừng lại" đồng nghĩa với "dừng hoàn toàn" việc xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và tại nơi từng là Thánh địa Đông Jesusalem của người Ả Rập. Nhưng điều này quá xa so với những gì mà Thủ tướng Israel có thể sẵn sàng nhượng bộ. Quan điểm của Israel luôn tỏ ra cứng rắn. Thậm chí ông Netayanhu còn nói, "việc gia tăng điều kiện chỉ càng thêm tốn thời gian. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt 15 năm đàm phán giữa Israel và Palestine".

Tình hình càng thêm nhiều tranh cãi khi hồi tuần trước, Israel vừa phê chuẩn xây dựng thêm hàng trăm ngôi nhà tại khu tái định cư ở Bờ Tây. Ngay lập tức chính quyền Palestine chỉ trích mạnh mẽ Israel rằng quyết định trên là "một thách thức trực tiếp đối với Mỹ và nỗ lực của quốc tế nhằm tái khởi động đàm phán".

Palestine lo lắng

Trước khi đi đến cuộc gặp tại New York vừa qua, phía Palestine đã đặt điều kiện tiên quyết cho việc nối lại đàm phán là phải chấm dứt tất cả hoạt động tại các khu tái định cư. Tổng thống Palestine M. Abbas lo ngại đàm phán với Israel trên cơ sở tạm dừng từng phần việc xây dựng các khu tái định cư trong 9 tháng có thể làm giảm uy tín của ông trước dân chúng Palestine. Hơn nữa ông cũng phải xem xét toan tính của các nhóm vũ trang chống Israel là Hamas và Hezbullah.

Phía Palestine tỏ ra không mấy lạc quan khi hợp tác với Netanyahu. Công luận Palestine cho rằng Netanyahu đại diện cho tư tưởng không muốn chứng kiến một nhà nước Palestine đứng bên cạnh Israel. Cho nên, rất khó để thuyết phục Israel ngừng các hoạt động xây dựng khu định cư chứ chưa nói là dỡ bỏ.

Có quá nhiều khó khăn và thách thức buộc Tổng thống Mỹ Obama phải mạnh tay giải quyết. Ngay sau cuộc gặp gỡ Ba bên, ông Obama đã cử ngay đặc phái viên Mitchell tiếp tục đến Trung Đông nhằm thảo luận với các nhà đàm phán của Hai bên trong tuần tới. Đồng thời, ông cũng ủy quyền cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton theo dõi và chuẩn bị báo cáo về tiến trình đàm phán trong tháng 10 này. Lộ trình dày đặc cho hoà bình Trung Đông cho thấy ông Obama đặc biệt coi trọng vấn đề này và coi đó như một trong những canh bạc đối với uy tín quốc tế của Mỹ cũng như cá nhân Tổng thống Mỹ.

Đức Tiến

 

Đọc thêm

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho tỉnh Cà Mau

Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho tỉnh Cà Mau

Các học viên mong muốn tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng đối ngoại do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngày 1/5, Ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố, tài sản ở Nga của họ có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống ...
Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Bài viết hôm nay sẽ mách các bạn cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger bằng điện thoại. Với cách này bạn có thể kích hoạt cho ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang ...
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống đương nhiệm.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động