TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại trưởng Canada gửi Mỹ thông điệp cứng rắn về thương mại | |
Mỹ - Canada giảm căng thẳng về dự án Keystone XL |
Chuyến thăm chưa có tiền lệ
Chuyến thăm của Thủ tướng Canada diễn ra trong bối cảnh Chính phủ của ông Trudeau đang nỗ lực đẩy mạnh các kênh tiếp xúc với Washington nhằm thúc đẩy quan hệ với Chính quyền Mỹ. Điều này trái với thông lệ là các tân Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm Canada đầu tiên sau khi nhậm chức.
Trước đó, ba thành viên nội các cấp cao của Canada là Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan, Ngoại trưởng Chrystia Freeland và Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau đã lần lượt sang thăm Mỹ để chuẩn bị các nội dung cần thiết cho chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Trudeau tới quốc gia láng giềng này.
Thủ tướng Justin Trudeau sẽ là nhà lãnh đạo thứ ba hội đàm tại Nhà Trắng kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ. (Nguồn: The Canadian Press) |
Theo tin từ Văn phòng Thủ tướng Canada, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các khía cạnh của quan hệ song phương đặc biệt Mỹ - Canada, cũng như cách thức hợp tác để thúc đẩy phát triển tầng lớp trung lưu ở cả hai bên. Trước đó, Nhà Trắng cũng ra tuyên bố nhấn mạnh Tổng thống Trump và Thủ tướng Trudeau “trông đợi một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về tăng cường quan hệ giữa hai nước”. Ngoài ra, hai bên sẽ thảo luận về vấn đề đảm bảo an ninh và vấn đề tiếp nhận người di cư.
Khởi sắc quan hệ
Mối quan hệ Canada - Mỹ đã rơi vào tình trạng “nguội lạnh” một thời gian dài dưới thời của cựu Thủ tướng Stephen Harper. Trong 10 năm cầm quyền, vị thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ này đã có chính sách đối ngoại mâu thuẫn với các đối tác truyền thống của Canada. Nhiều quan chức Mỹ từng phàn nàn rằng chính phủ S.Harper đã để cho mối quan hệ hai nước “phai tàn”. Dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL cũng là “nạn nhân” trong mối quan hệ cá nhân không mấy tốt đẹp giữa cựu Thủ tướng S. Harper và Tổng thống B. Obama. Chính vì vậy, củng cố quan hệ với Mỹ là một trong những mục tiêu hàng đầu của Thủ tướng Justin Trudeau ngay khi vừa kế nhiệm ông S.Harper. Trong tuyên bố đưa ra ngày 6/11/2015 sau lễ nhậm chức, Thủ tướng Justin Trudeau hy vọng sẽ có khởi đầu mới trong quan hệ với Mỹ nhằm tăng cường quan hệ song phương trên tinh thần hữu nghị và hợp tác.
Trong chuyến thăm Mỹ ngày 11/3/2016, Thủ tướng Trudeau đã thể hiện quyết tâm và mong muốn gạt bỏ những bất đồng - di sản của Chính phủ Bảo thủ Canada, để thiết lập một mối quan hệ “nồng ấm” giữa hai nước. Chuyến thăm đã giải quyết được một vấn đề tranh chấp thương mại lâu đời nhất, lớn nhất và nan giải nhất giữa hai nuớc, đó là vấn đề gỗ mềm.
Trong khi đó, phía Mỹ đã mở quốc yến chiêu đãi Thủ tướng Trudeau tại Nhà Trắng. Đó là vinh dự cao nhất mà Washington dành cho một nguyên thủ quốc gia. Đây cũng là tín hiệu thể hiện ý nguyện xây dựng mối quan hệ song phương vững mạnh giữa Mỹ và một quốc gia khác. Lần đầu tiên Nhà Trắng chiêu đãi một vị thủ tướng Canada sau 19 năm, kể từ năm 1997, sau chuyến thăm của vợ chồng cựu Thủ tướng Jean Chrétien dưới thời của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cho thấy chính phủ Mỹ đánh giá cao vai trò của Canada.
Và ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, ngày 21/1/2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có cuộc điện đàm chúc mừng ông Trump chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng. Thủ tướng Trudeau bày tỏ hy vọng sẽ cùng với Chính phủ Mỹ thúc đẩy quan hệ thương mại, an ninh giữa Canada - Mỹ và xây dựng mối quan hệ song phương trở thành hình mẫu cho thế giới. Thủ tướng Trudeau đã nhấn mạnh sự phát triển sâu sắc về quan hệ kinh tế giữa hai nước với biểu hiện cụ thể là 35 bang của Mỹ đã chọn Canada làm địa điểm xuất khẩu hàng đầu.
Quan hệ Mỹ - Canada dường như ấm lên sau khi ổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cho phép nối lại có điều kiện đối với dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL giữa hai nước. (Nguồn: The Canadian Press) |
Nỗ lực xoa dịu quan ngại
Trước khi ông Trump nhậm chức, đã có một số quan điểm tại Canada bày tỏ lo ngại về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước thời gian tới, do các chính sách mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đều bất lợi cho Canada. Ông Trump từng tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ hủy bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - vốn có hiệu lực ở Mỹ, Canada, Mexico từ năm 1994. Nếu điều này xảy ra, Canada sẽ lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, khi hiện Canada xuất sang Mỹ 75% kim ngạch xuất khẩu của mình, tương đương 20% GDP.
Tuy nhiên, các lo lắng về thương mại song phương hai nước đã dường như được xoa dịu khi ngày 24/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cho phép nối lại có điều kiện đối với dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL nối Mỹ và Canada. Dự án này có ý nghĩa rất lớn đối với Canada, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho nước này, đồng thời sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực hợp tác năng lượng. Xuất khẩu dầu mỏ của Canada chiếm khoảng 10% GDP.
Hiện nay, Canada và Mỹ cũng đang đẩy mạnh các cuộc tham vấn cấp cao về tranh cãi gỗ mềm, các nội dung sửa đổi trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và khả năng khôi phục FTA song phương trong trường hợp không thể đạt được nhất trí về NAFTA.
Chính vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng Justin Trudeau sẽ mở ra một chương mới trong mối quan hệ hai nước vốn được xem là mối quan hệ quốc tế phát triển và thành công nhất.
Các nước châu Mỹ muốn tiếp tục hợp tác với Mỹ Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto ngày 21/1 đã có cuộc điện đàm với ông Donald Trump, trong đó hai nhà lãnh đạo nhất trí ... |
Đa số người dân Canada ủng hộ áp mức thuế mới đối với hàng hóa Mỹ Đa số người dân Canada ủng hộ hoặc ủng hộ một phần việc áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa sản xuất tại ... |
Đại sứ Mỹ tại Canada công bố quyết định từ chức Công bố của Đại sứ Bruce Heyman được đưa ra trên mạng xã hội Twitter. |