Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Kinh tế ‘thất sủng’, khai hỏa vũ khí tấn công mới

Khánh Linh
Thương mại và kinh tế từng là những nhân tố chi phối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng giờ đây chúng được đánh giá là không còn quá quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Kinh tế ‘thất sủng’, khai hỏa vũ khí tấn công mới. (Nguồn: Getty Images)
Khi những bất đồng thương mại và kinh tế không còn giữ vị trí hàng đầu, nghị trình quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại hứa hẹn những diễn biến mới. (Nguồn: Getty Images)

Trong phần lớn thời gian tại nhiệm của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, vấn đề trọng tâm trong quan hệ Mỹ-Trung là thương mại. Nỗi ám ảnh về tình trạng thâm hụt thương mại đã khiến ông Trump áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ. Còn Trung Quốc cũng tỏ ra không kém cạnh, khi liên tục “ăn miếng trả miếng” bằng loạt biện pháp tương tự. Các biện pháp trừng phạt trở thành tâm điểm và các vấn đề kinh tế luôn phải ở vị trí quan trọng hàng đầu trong nghị trình tương ứng của mỗi bên

Khi ông Biden đổi “vũ khí tấn công”

Trong hơn 2 tháng dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, quan hệ Mỹ-Trung vẫn “căng như dây đàn”, nhưng có một yếu tố quan trọng đã thay đổi.

Các vấn đề về thương mại và đầu tư được xếp xuống vị trí dưới cùng. Đội ngũ mới của Tổng thống Biden lặng lẽ xếp tất cả các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc từ người tiền nhiệm Trump vào tủ và tạm “khóa lại”. Thay vào đó, họ bận tâm tới các vấn đề được cho là mang tính chiến lược, Tổng thống Biden thích bàn tới hơn về phạm vi nhân quyền của Trung Quốc ở Tân Cương hay Hong Kong.

Minh chứng cho sự thay đổi này là cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời Chính quyền Tổng thống Biden tại Anchorage, Alaska (ngày 18-19/3). Sự khác biệt có thể thấy ngay từ thành phần tham dự. Các đại diện kinh tế cấp cao như Bộ trưởng Tài chính hay Đại diện thương mại Mỹ - những người luôn dẫn dắt các cuộc thảo luận Mỹ-Trung thời gian vừa qua đều không có tên trong thành phần đoàn.

Thay vào đó, phía Mỹ là sự tham dự của Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Ở phía bên kia là Chủ nhiệm văn phòng công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.

Trọng tâm của Đối thoại lần này cũng được nêu rõ là các vấn đề chiến lược và chính trị, kinh tế bị đưa về thứ yếu. Trong các thông cáo báo chí của hai ông Blinken và Sullivan sau cuộc gặp, thương mại chỉ được đề cập như một đề mục trong danh sách dài, gồm rất nhiều vấn đề được thảo luận, bên cạnh vấn đề Iran, Triều Tiên và biến đổi khí hậu...

Ngay cả trước cuộc gặp, ông Sullivan cũng đã phát biểu rõ ràng rằng, kinh tế không phải là nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán tại Anchorage. “Chúng tôi muốn trao đổi rõ ràng với Chính phủ Trung Quốc về những dự định chiến lược, những lợi ích và giá trị cơ bản, cũng như những quan ngại của chúng tôi trước các hành động của Trung Quốc”, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.

Tương tự, bản tóm tắt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng liệt kê mối quan hệ kinh tế như một phần trong danh sách dài hơn gồm các chủ đề như kinh tế và thương mại, quân sự, thực thi pháp luật, văn hóa, y tế, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân Iran, Afghanistan, bán đảo Triều Tiên và Myanmar.

Tại sao kinh tế không còn là vũ khí quan trọng?

Sự thiếu điểm nhấn kinh tế phần nào gây hoang mang. Rõ ràng, Mỹ vẫn quan ngại sâu sắc đến các vấn đề kinh tế, từ tham vọng công nghệ của Trung Quốc đến các biện pháp hạn chế thương mại và việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Các thông lệ kinh tế mang tính ép buộc và bất công của Bắc Kinh đứng đầu danh sách những mối quan ngại cơ bản mà Tổng thống Joe Biden đã chia sẻ với Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm đầu tiên hồi tháng 2/2021.

Hơn nữa, Nghị trình chính sách thương mại năm 2021 do Văn phòng đại diện thương mại Mỹ ban hành vào tháng 3/2021 đã nêu bật rằng, các thông lệ thương mại mang tính ép buộc và bất công của Trung Quốc gây tổn hại cho người lao động ở Mỹ, đe dọa lợi thế công nghệ, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và làm xói mòn lợi ích quốc gia của Mỹ. Nghị trình này đề cập các vấn đề quen thuộc là tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế các công ty Mỹ tiếp cận thị trường trong một số lĩnh vực nhất định, sản xuất dư thừa và bán phá giá một số mặt hàng.

Tất nhiên, cùng với việc bổ sung vấn đề sử dụng lao động cưỡng ép người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người thiểu số khác tại Trung Quốc, Nghị trình còn cho thấy, chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết sử dụng tất cả các công cụ sẵn có để xử lý những thông lệ thương mại bất công của Bắc Kinh mà tiếp tục gây tổn hại cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ.

Phía Mỹ cũng cho thấy, phải chờ đến khi quá trình đánh giá toàn diện chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc, vốn đang diễn ra, được hoàn tất thì nội dung làm việc cụ thể mới được công bố. Trước khi quá trình đánh giá được hoàn tất, các quan chức của chính quyền ông Biden sẽ không có nhiều điều để nói với những người đồng cấp Trung Quốc. Và quan điểm của Mỹ là vẫn chưa đến lúc để đề cập vấn đề này, đó là quan điểm mà ông Sullivan đã thông báo rõ với giới truyền thông trước chuyến đi Alaska

Bắc Kinh không lùi bước

Trong khi đó, phía Trung Quốc dường như cũng giảm mức độ ưu tiên đối với các vấn đề thương mại – không phải vì Bắc Kinh không còn quan tâm, mà vì ngay cả những vấn đề kinh tế then chốt cũng trở nên mờ nhạt so với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền. Hay nói một cách đơn giản, Bắc Kinh sẽ ưu tiên bảo vệ các chính sách của mình ở Tân Cương và Hong Kong. Chừng nào Mỹ còn quan tâm đến những vấn đề này, thì thương mại sẽ vẫn ở vị trí thứ yếu đối với Trung Quốc.

Điều đáng nói là trong bối cảnh đó, ít nhất là theo thông tin chính thức từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình đã không đề cập cụ thể đến các vấn đề thương mại, kể cả các khoản thuế cao còn lại của Mỹ đối với Trung Quốc trong cuộc điện đàm với ông Biden. Tuy nhiên, bản tóm tắt của Bộ Ngoại giao cho biết, ông Tập nhấn mạnh vấn đề rằng, “Đài Loan và các vấn đề liên quan đến Hong Kong... là công việc nội bộ của Trung Quốc và liên quan đến chủ quyền. Do đó, Mỹ nên tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và hành động thận trọng.

Tương tự, “không can thiệp” là yêu cầu đầu tiên mà Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa ra để khôi phục quan hệ Mỹ-Trung. Trong một bài phát biểu hôm 22/2, ông nói: “Điều quan trọng trước tiên là phải tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối các mối quan hệ quốc tế”. Chỉ đến cuối bài phát biểu, ông Vương Nghị mới đề cập yêu cầu Mỹ xóa bỏ các khoản thuế phi lý đối với hàng hóa Trung Quốc, bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các công ty, các viện nghiên cứu và giáo dục của Trung Quốc, đồng thời chấm dứt các hành động phi lý cản trở sự tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc, để tạo điều kiện cần thiết cho sự hợp tác Trung-Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn ngay trước cuộc gặp ở Alaska, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cũng nói rằng: “Trung Quốc không thể lùi bước trong những vấn đề liên quan đến các lợi ích cốt lõi của mình. Lập trường này cũng sẽ được trình bày rõ ràng trong cuộc đối thoại”.

Còn trong bài phát biểu “gây sốc” mở đầu cuộc đối thoại, ông Vương Nghị chỉ đề cập đến vấn đề thương mại và kinh tế trong một câu, phần còn lại đều là đáp trả những quan ngại của Mỹ về các vấn đề quyền lợi liên quan đến Tân Cương và Hong Kong.

Trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt từ những năm 1990, các vấn đề kinh tế luôn giữ vị trí nổi bật và quan trọng nhất trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Thậm chí, khía cạnh kinh tế cũng được coi trọng như khía cạnh chiến lược. Nhưng đến nay, khi cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Biden đối với Trung Quốc đều mang tính chiến lược, những bất đồng thương mại và kinh tế không còn giữ vị trí hàng đầu, nghị trình quan hệ Mỹ-Trung lại hứa hẹn những diễn biến mới.

TIN LIÊN QUAN
Giá cà phê hôm nay 8/4: Tạm đảo chiều, dòng vốn đang chảy về, giá cà phê có thể được hỗ trợ
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ 'thẳng tay' chỉ trích kế hoạch Made in China 2025, đổi mới quan hệ năng lượng chiến lược với Ấn Độ
Giá vàng hôm nay 7/4: Cú nhảy vọt, giá vàng lại áp sát ngưỡng 1.750 USD, cách giới đầu tư lướt sóng?
Mỹ-Trung Quốc: Đối thoại để xích lại gần nhau hay chỉ là ‘có còn hơn không’?
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Nắm 'quân át chủ bài', tại sao Bắc Kinh không 'chơi tất tay'?

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của ...
Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 9/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 9/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh nhanh nhất hôm nay - XSTN 9/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, đã có cuộc gặp với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Giá tiêu hôm nay 9/5/2024, thị trường biến động không đồng nhất, tăng 30% so với đầu năm, xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024, thị trường biến động không đồng nhất, tăng 30% so với đầu năm, xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 102.000 - 104.000 đồng/kg.
Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam hay không
Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?
Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2024) sẽ diễn ra từ 22-24/5, tại Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn kho xăng dầu của Mỹ ...
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động