Căng thẳng Nga-Ukraine: NATO kiên quyết, Mỹ-Ukraine điện đàm, LHQ, Trung Quốc và Ấn Độ ra lời kêu gọi

Minh Vương
Căng thẳng Nga-Ukraine trở nên nóng chưa từng có sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(02.24) Hình ảnh một vụ nổ tại thủ đô Kiev được cho là do Nga gây ra. (Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine)
Căng thẳng Nga-Ukraine: Hình ảnh một vụ nổ tại thủ đô Kiev được cho là do quân đội Nga gây ra. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine)

Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên truyền hình sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ tìm cách phi quân sự hóa và không tấn công các thành phố lớn của Ukraine: Mục tiêu (của chiến dịch đặc biệt của Nga) là bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev ngược đãi suốt 8 năm qua và "vì mục đích này, chúng tôi sẽ nỗ lực phi quân sự hóa và tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã ở Ukraine, cũng như đưa những kẻ phạm vô số tội ác đẫm máu chống lại các cư dân vô tội, trong đó có công dân của Liên bang Nga, ra trước công lý”.

Tổng thống Putin còn chỉ trích chính trị là “hoạt động kinh doanh bẩn thỉu” và “hành vi lừa dối” của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đi ngược lại các nguyên tắc của quan hệ quốc tế. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định người dân Bán đảo Crimea đã đưa ra lựa chọn của họ, đồng thời nhấn mạnh những hành động của Moscow chỉ mang tính tự vệ “trước những kẻ đã biến Ukraine thành con tin và cố gắng sử dụng đất nước này để chống lại đất nước chúng tôi”, nhưng không gây tổn hại đến lợi ích của Ukraine và người dân Ukraine. Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi hợp tác để giải quyết tình hình.

Thông báo ngày 24/2, Bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định sẽ không tấn công các thành phố lớn của Ukraine và sẽ sử dụng các “vũ khí tấn công chính xác” để tiêu diệt các cơ sở quân sự của quân đội Ukraine.

Theo thông tin mới nhất từ AFP, một quan chức NATO cho biết các đại sứ NATO sẽ họp khẩn vào sáng 24/2 (giờ địa phương) về cuộc tấn công Ukraine của Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/2 cho biết ông đã lên án cuộc tấn công của Nga trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, đồng thời chia sẻ về những nỗ lực kêu gọi cộng đồng quốc tế chỉ trích hành động của Nga.

Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ sớm họp với lãnh đạo các nước G7 và cùng đồng minh áp đặt “cấm vận nặng nề” với Nga.

Sáng 24/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có phát biểu ngắn qua video. Ông Zelensky cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass, nhắm vào các cơ sở quân sự và lực lượng phòng vệ biên giới. Một số vụ nổ đã xảy ra tại vài thành phố lớn ở Ukraine.

Nói về kết quả điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông khẳng định Washington đang nỗ lực đoàn kết sự ủng hộ quốc tế. Tổng thống Ukraine kêu gọi người dân giữ bình tĩnh, ở trong nhà và khẳng định Kiev đang nỗ lực và "sẵn sàng" cho mọi tình huống.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên án “cuộc tấn công liều lĩnh và vô cớ” của Nga vào Ukraine, đồng thời cảnh báo “vô số” mạng sống đang gặp nguy hiểm.

Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Tôi kịch liệt lên án cuộc tấn công liều lĩnh và vô cớ của Nga vào Ukraine, quyết định này gây nguy hiểm cho tính mạng của vô số dân thường. Một lần nữa, mặc dù chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần và nỗ lực không mệt mỏi bằng con đường ngoại giao, Nga đã chọn con đường xâm lược một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Các đồng minh NATO sẽ họp để đối phó với những hậu quả do những hành động xâm lược của Nga gây ra. Chúng tôi sát cánh cùng nhân dân Ukraine trong giai đoạn khủng hoảng này. NATO sẽ làm tất cả để bảo vệ các đồng minh”.

Viết trên Twitter ngày 24/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen lên án “cuộc tấn công phi lý” của Nga nhằm vào Ukraine và tuyên bố sẽ buộc Moscow phải "chịu trách nhiệm".

Trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết ông đã nói chuyện trực tiếp với ông Putin: Nếu thực sự một chiến dịch đang được chuẩn bị, tôi chỉ có một điều để nói: 'Ông Putin hãy ngăn quân tấn công Ukraine. Hãy cho hòa bình một cơ hội. Đã có quá nhiều người chết rồi'”.

Ông nói thêm hành động hôm nay (của Nga) đã gây nên “khoảnh khắc buồn nhất trong nhiệm kỳ của tôi”.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân kêu gọi các bên liên quan “bình tĩnh và nhìn nhận thực tế”.

Ông khẳng định “các bên liên quan cần kiềm chế nhằm gia tăng căng thẳng”, cho rằng cánh cửa cho một giải pháp hoà bình về vấn đề Ukraine vẫn chưa đóng lại.

Đồng thời, vị Đại sứ này nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại hoà bình theo cách của mình và ủng hộ mọi nỗ lực ngoại giao.”

Còn Đại sứ Ấn Độ tại Liên hợp quốc T. S. Tirumurti cho rằng tình hình tại Ukraine “đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”.

Nhà ngoại giao này bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về diễn biến hiện nay và nếu không được giải quyết triệt để, nó có thể gây tổn hại tới hoà bình và an ninh tại khu vực.

Ấn Độ “tin rằng cần có đối thoại kéo dài giữa các bên liên quan”, đồng thời nhấn mạnh rằng các bên cần kiềm chế, đảm bảo hoà bình và an ninh quốc tế.

Nga phát động chiến dịch đặc biệt ở Ukraine: Mỹ tuyên bố cùng đồng minh hành động, bám sát diễn biến

Nga phát động chiến dịch đặc biệt ở Ukraine: Mỹ tuyên bố cùng đồng minh hành động, bám sát diễn biến

Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, Washington và các đồng minh sẽ đáp trả một cách thống nhất và quyết đoán đối ...

Nga tuyên bố đáp trả lập tức bất cứ ai cản trở, thủ đô Kiev bị tấn công tên lửa, Ukraine nói cuộc tấn công đã bắt đầu

Nga tuyên bố đáp trả lập tức bất cứ ai cản trở, thủ đô Kiev bị tấn công tên lửa, Ukraine nói cuộc tấn công đã bắt đầu

Ngày 24/2, ngay sau khi công bố phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow ...

(theo Sputnik/AFP/Reuters/CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21, Nghĩa nghi ngờ Vũ gian díu và có con với Hà nên chặn đánh tình cũ của vợ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động