TIN LIÊN QUAN | |
Leo thang căng thẳng, Nhật Bản ban hành dự luật sửa đổi loại Hàn Quốc khỏi 'Danh sách Trắng' | |
Hàn Quốc chi 6,5 tỷ USD để vượt qua sức ép từ Nhật Bản, tìm kiếm hợp tác với Triều Tiên |
Căng thẳng Hàn Quốc - Nhật Bản tác động mạnh tới các hãng hàng không. (Nguồn: Bloguru) |
Hiện tại, hãng này đang khai thác 3 chuyến một tuần, sử dụng loại máy bay 160 ghế của Airbus A320.
Asiana Airlines giải thích, đã ra quyết định điều chỉnh về nguồn cung theo nhu cầu hành khách hiện tại. Trước đó, hãng này từng công bố sẽ đổi sang sử dụng các loại máy bay ít chỗ hơn với các đường bay xuất phát từ Seoul đi Fukuoka, Osaka, Okinawa bắt đầu từ trung tuần tháng Chín.
Không chỉ Asiana, phần lớn các hãng hàng không Hàn Quốc đều đang có sự điều chỉnh về đường bay đi Nhật Bản.
Hãng hàng không quốc gia Korean Air đang xem xét phương án dừng đường bay Busan - Sapporo từ trung tuần tháng Chín và chuyển sang dùng loại máy bay cỡ nhỏ hơn với các đường bay còn lại tới Nhật Bản. Hãng hàng không giá rẻ như T'way Air cũng đang cắt giảm việc khai thác đường bay sang Nhật Bản.
Từ ngày 24/7, hãng này đã dừng đường bay Muan - Oita, và có kế hoạch đóng băng đường bay định kỳ Daegu - Kumamoto, Busan - Saga vào tháng Chín. Một hãng hàng không giá rẻ khác là Eastar Jet cũng có kế hoạch ngừng khai thác đường bay Busan - Sapporo và Busan - Osaka từ tháng Chín.
Đại diện một doanh nghiệp hàng không cho biết, lượng hành khách đi Nhật Bản đang giảm mạnh do làn sóng tẩy chay du lịch "xứ sở hoa anh đào" ngày một lan rộng ở Hàn Quốc. Các hãng hàng không đang tích cực xem xét điều chỉnh đường bay sang Nhật Bản để không bị thua lỗ.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết, Nhật Bản chưa công bố thêm những mặt hàng sẽ phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn khi được xuất khẩu sang Hàn Quốc, song nêu rõ rằng, Tokyo sẽ thực hiện các quy định liên quan đến xuất khẩu "một cách nghiêm ngặt".
Hàn Quốc lo ngại rằng, Nhật Bản có thể bổ sung thêm các mặt hàng khác của Hàn Quốc vào danh sách hàng hóa chịu sự kiểm soát chặt chẽ sau khi áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc hôm 4/7 đối với ba nguyên liệu công nghệ cao chủ chốt, vốn rất quan trọng cho việc sản xuất chất bán dẫn và các loại màn hình.
Thay vào đó, Tokyo tuyên bố sẽ có những hành động cứng rắn hơn đối với hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, được cho là sẽ chuyển đến nước thứ ba đồng thời yêu cầu các công ty Nhật Bản kiểm tra các điểm đến cuối cùng của những sản phẩm này.
Trước đó cùng ngày, Nhật Bản đã ban hành dự luật sửa đổi loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, có khả năng ảnh hưởng đến khoảng 1.100 mặt hàng công nghiệp mà Seoul nhập khẩu từ Nhật Bản.
Tokyo cũng công bố chính sách mới về việc phân loại các đối tác thương mại thành bốn nhóm, trong đó các quốc gia nhóm "A" được biết đến là những đối tác thương mại đáng tin cậy. Hàn Quốc được đưa vào nhóm thứ hai, điều đó có nghĩa là các công ty Hàn Quốc phải đối mặt với các thủ tục thương mại phức tạp hơn so với 26 quốc gia trong nhóm trên.
| Hàn Quốc xem xét kỹ lưỡng việc gia hạn thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản TGVN. Ngày 5/8, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul đang "thận trọng" xem xét khả năng hủy bỏ Thỏa thuận an ninh chung ... |
| Đối phó sự trả đũa kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ đầu tư mạnh vào 100 mặt hàng chiến lược TGVN. Ngày 5/8, Hàn Quốc tuyên bố, nước này sẽ đầu tư mạnh vào 100 mặt hàng chiến lược chủ chốt để có nguồn cung ... |
| Đến lượt Hàn Quốc tuyên bố loại Nhật Bản khỏi 'danh sách trắng' xuất khẩu TGVN. Ngày 2/8, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết, nước này sẽ loại Nhật Bản ra khỏi "danh sách trắng" các đối ... |