Nguồn thu từ du lịch của EU giảm mạnh do dịch Covid-19 |
Căng thẳng Nga-Áo về gián điệp: ‘Chuyện bé’ khó xé ra to |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với ba nhà lãnh đạo EU vào tuần tới. (Nguồn: Xinhua) |
Nhà lãnh đạo của Đức, hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, sẽ cùng tham gia với ông Charles Michel - Chủ tịch Hội đồng châu Âu và bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Những nhân vật quan trọng khác, như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người đã “trải thảm đỏ” cho Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng trước - sẽ không tham dự, mặc dù có báo cáo trước đó rằng ông sẽ được mời.
Cơ hội cuối cùng cho Trung Quốc
“Đây sẽ là cơ hội cuối cùng để Trung Quốc cố gắng lấy lòng châu Âu bằng hành động thực tế và cụ thể trước khi ông Joe Biden có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Điều đó chắc chắn sẽ củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương (giữa châu Âu - Mỹ)”, một quan chức EU giấu tên nhận định.
Thương mại sẽ là trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh lần này. Sự kiện ban đầu được dự kiến được tổ chức tại Leipzig, quy tụ tất cả 27 người đứng đầu chính phủ các nước thành viên EU để gặp mặt trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, hội nghị đã không thể diễn ra đúng kế hoạch do tác động của đại dịch Covid -19.
Các nguồn tin của EU cho biết, cuộc họp trực tuyến không phải là sự thay thế cho cuộc họp “27 + 1” đã được lên kế hoạch từ đầu. Cuộc họp đầy đủ vẫn có thể diễn ra trước cuối năm nay, dù cho mối quan hệ ngoại giao giữa ít nhất hai nước thành viên EU và Bắc Kinh, cụ thể là Czech và Thụy Điển, đang có chiều hướng đi xuống.
| Tin thế giới ngày 8/9: Nga chuẩn bị đem quân sang Belarus; Trung Quốc bỗng muốn đối thoại với Mỹ; Ông Trump thẳng tay 'dằn mặt' Lầu Năm Góc? |
EU có còn thất vọng?
Cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh các nhà ngoại giao và quan chức EU ngày càng cảm thấy thất vọng sau 7 năm đàm phán với Bắc Kinh về một hiệp ước nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc.
EU từ lâu đã yêu cầu Trung Quốc thu hẹp các đặc quyền kinh tế hiện có cho các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) - được coi là gây bất lợi với các doanh nghiệp nước ngoài - đặc biệt là châu Âu. Trong khi đó, tháng 6 năm nay, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 3 năm để nâng cao vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra sau cuộc tiếp đón nồng nhiệt dành cho Ngoại trưởng Vương Nghị trong chuyến thăm 5 nước châu Âu vừa qua. Vì vậy, các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ chỉ ra tầm quan trọng của các doanh nghiệp châu Âu đối với nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cần phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
| Ngoại trưởng Trung Quốc thăm châu Âu: Chuyến công du chiến lược TGVN. Qua chuyến công du châu Âu của Ngoại trưởng Vương Nghị, Trung Quốc mong muốn ngăn chặn Mỹ thành lập “liên minh xuyên Đại ... |
| Giới chuyên gia: Quan hệ Mỹ-Trung hiện đan xen chặt chẽ với nhau TGVN. Giới chuyên gia bác bỏ ý tưởng về một cuộc Chiến tranh Lạnh, nói rằng mối quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc ... |
| Tránh trở thành “con tốt” trong căng thẳng thương mại, sinh viên Trung Quốc chọn Hong Kong du học TGVN. Việc Mỹ ban hành những quy chế thị thực chặt chẽ mới đây đã khiến sinh viên Trung Quốc tìm kiếm cơ hội học ... |