TIN LIÊN QUAN | |
Đằng sau động thái gay gắt của em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên đối với Hàn Quốc | |
Điều gì khiến em gái quyền lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên nổi giận đe dọa Hàn Quốc? |
Phủ Tổng thống Moon Jae-in từ chối đưa ra phát biểu riêng về động thái của Triều Tiên cắt toàn bộ các kênh liên lạc liên Triều và coi Hàn Quốc là kẻ thù. (Nguồn: Yonhap) |
Phát biểu với phóng viên, một quan chức giấu tên trong Phủ Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh: "Chính phủ đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này thông qua Bộ Thống nhất". Điều này thể hiện quan điểm "thống nhất" của Chính phủ và Phủ Tổng thống không có kế hoạch ra tuyên bố riêng.
Cũng theo quan chức này, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) không triệu tập một phiên họp riêng rẽ về động thái mới nhất nêu trên của Mỹ.
Trước đó cùng ngày, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Triều Tiên sẽ cắt các đường dây liên lạc quân sự và chính trị với "kẻ thù" Hàn Quốc vào ngày 9/6 sau những đe dọa liên quan tới các nhà hoạt động gửi truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới liên Triều.
Phát biểu trong cuộc họp nội bộ đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành (DP) cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban chính sách Cho Jeong-sik nhận định, động thái trên của chính quyền Kim Jong-un mang hàm ý muốn tìm một giải pháp cho các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ vốn đang bị bế tắc.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích tuyên bố của Bình Nhưỡng đã gây tổn hại đến niềm tin của hai bên vốn đã được xây dựng và bồi đắp qua những cuộc gặp thượng đỉnh của lãnh đạo hai miền Triều Tiên.
Việc duy trì các kênh liên lạc liên Triều là điều kiện cơ bản nhất để giải quyết căng thẳng quân sự, hướng đến xây dựng nền hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, gỡ bỏ đường dây liên lạc liên Triều đồng nghĩa với việc "hai miền sẽ quay lại thời kỳ đối đầu như trong quá khứ", ông Cho Jeong-sik nhấn mạnh.
Nghị sĩ Cho Jeong-sik kêu gọi Triều Tiên rút lại tuyên bố trên và tích cực hợp tác với Hàn Quốc để thực hiện các nội dung hai bên đã thỏa thuận theo tinh thần Tuyên bố chung Panmunjom và Tuyên bố chung Bình Nhưỡng, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng liên quan nhân vụ việc này cần giải quyết triệt để vấn đề rải truyền đơn, trước mắt cần có biện pháp xử lý một số tổ chức dân sự đã có thông báo chuẩn bị rải truyền đơn vào ngày 25/6 tới.
Trong khi đó, đại diện đảng đối lập Hợp nhất Tương lai (UFP) tại Quốc hội Joo Ho-young cùng ngày đã có bài phát biểu trên sóng phát thanh của Đài CBS với nhận định, Bình Nhưỡng đang gặp khó khăn chồng chất do lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đại dịch Covid-19, nên động thái lần này là có ý gây áp lực với Seoul nhằm đạt được một mục đích gì đó.
Nghị sĩ Joo Ho-young cũng bày tỏ không ủng hộ việc chính quyền Tổng thống Moon Jae-in xúc tiến việc xây dựng dự luật ngăn chặn các tổ chức dân sự rải truyền đơn chống Triều Tiên khi cho rằng việc này sẽ không giúp thay đổi tình hình hiện tại mà chỉ càng khiến Bình Nhưỡng "được đà lấn tới".
Về phía Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, người phát ngôn Kim In-chul cho biết: “Chúng tôi đang giao thiệp chặt chẽ với phía Mỹ trong mọi lúc. Tôi tin rằng sự giao thiệp như vậy là một trong những vai trò chủ chốt của Bộ Ngoại giao”.
Ông Kim In-chul cho biết thêm: “Chúng tôi cũng đã giao thiệp với quốc gia liên quan khi cần thiết và sẽ tiếp tục tiếp tục làm như vậy”.
Phản ứng về căng thẳng mới này, cùng ngày, Trung Quốc bày tỏ kỳ vọng Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ hợp tác thông qua đối thoại.
| Căng thẳng mới: Triều Tiên cắt mọi liên lạc với Hàn Quốc sau sự giận dữ của em gái ông Kim Jong-un TGVN. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Bình Nhưỡng sẽ cắt các đường dây liên lạc quân sự và chính trị với ... |
| Phủ Tổng thống Hàn Quốc họp khẩn về vụ Triều Tiên phóng 2 tên lửa TGVN. Ngày 29/3, Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc và các quan chức an ninh hàng ... |
| Hàn Quốc: Triều Tiên lại phóng 3 vật thể hướng ra Biển Nhật Bản TGVN. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo, sáng 9/3, Triều Tiên đã phóng 3 vật thể không xác định ... |