Căng thẳng Triều Tiên phủ bóng CHOD-20

Theo trang tin Ottawa Citizen, Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 (CHOD-20) đã diễn ra từ ngày 4-6/9 tại thành phố Victoria, thủ phủ bang British Columbia của Canada.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang trieu tien phu bong chod 20 Việt Nam tham dự CHOD-20 tại Canada

Chỉ huy quân sự của hơn 20 nước trong khu vực đã lặng lẽ đến Canada dự cuộc họp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang gia tăng căng thẳng sau các hoạt động thử hạt nhân và tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng. 

Theo bài viết, mặc dù Bộ Tư lệnh Quốc phòng Canada không cung cấp thông tin về hội nghị, song theo Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng New Zealand, Trung tướng Tim Keating, đây là “diễn đàn duy trì quan hệ với các đối tác quốc phòng và tìm hiểu quan điểm của các đối tác về những vấn đề cùng quan tâm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Theo Trung tướng Tim Keating, các vấn đề khu vực đã được bàn thảo trong các phiên họp chính thức và đa phương của hội nghị.

cang thang trieu tien phu bong chod 20

Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Han Tae-song. (Nguồn: Reuters) 

Trước đó, chỉ sau khi thông tin về CHOD-20 bị rò rỉ ngay sau ngày đầu tiên khai mạc, Văn phòng Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Canada, Đại tướng Jon Vance, mới ra tuyên bố cho biết hội nghị năm nay cho phép “Tư lệnh Quốc phòng các nước châu Á - Thái Bình Dương gặp gỡ thông thường để thảo luận về những mối quan tâm chung bao gồm những thách thức an ninh chung, thúc đẩy hợp tác quân sự và tăng cường hợp tác khu vực”.

Tuyên bố cũng nêu rõ, hội nghị năm nay “đã được lên kế hoạch từ năm 2016 và Canada phối hợp với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đồng chủ trì sự kiện này ở thành phố Victoria”. 

CHOD-20 diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang cố gắng đưa ra một lộ trình hành động mới để đối phó với tình hình căng thẳng gia tăng do chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Trước đó, ngày 3/9, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom H (bom nhiệt hạch). Đây là vụ thử vũ khí hạt nhân thứ 6 của nước này. Hành động của Triều Tiên đã buộc Mỹ phải kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) gia tăng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Khi được hỏi về khả năng tấn công Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ cảnh báo ngắn gọn: “Chúng ta hãy chờ xem”. 

Tuy nhiên, Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Han Tae-song đã đáp trả bằng những tuyên bố không kém phần cứng rắn khi ông cảnh báo vụ thử hạt nhân là “món quà” dành tặng Mỹ. Tại một Hội nghị Giải trừ quân bị của LHQ, ông Han Tae Song nhấn mạnh: “Các biện pháp tự vệ gần đây của đất nước Triều Tiên chúng tôi là gói quà dành tặng không cho ai khác ngoài Mỹ… Nước Mỹ sẽ nhận được nhiều quà hơn từ nước tôi chừng nào họ vẫn tiến hành những hành động khiêu khích bất cẩn và thực thi các nỗ lực vô ích để gây áp lực lên Triều Tiên”. 

Trước tình hình căng thẳng gia tăng, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mọi biện pháp trừng phạt Triều Tiên đều vô hiệu và ngoại giao là cách duy nhất để đối phó với đất nước này. Theo ông Putin, cuộc khủng hoảng về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể dẫn đến thảm họa toàn cầu và việc đẩy mạnh giải pháp quân sự trong những điều kiện hiện nay sẽ là vô nghĩa và chỉ dẫn đến kết cục chết chóc.

Ông Putin nói: “Nó có thể dẫn đến một thảm họa toàn cầu và cướp đi rất nhiều mạng người. Không có cách nào khác giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên ngoài cách đối thoại hòa bình”.

Trong tuyên bố ngày 5/9, ông Trump tiết lộ Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được “mua một lượng lớn thiết bị quân sự tân tiến từ Mỹ”. Những thiết bị này có tính năng giúp 2 nước tăng cường phòng vệ trước Triều Tiên. Ông Trump không muốn Hàn Quốc tiếp tục “nhượng bộ” nhằm xoa dịu Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cũng cho rằng châu Âu ngày càng bị tên lửa của Triều Tiên đe dọa và không nên loại trừ kịch bản leo thang thành một cuộc xung đột lớn. Người đứng đầu ngành quốc phòng Pháp cảnh báo: “Châu Âu có nguy cơ nằm trong tầm bắn tên lửa của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sớm hơn dự kiến”. 

Hồi tháng 7 vừa qua, Triều Tiên đã thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Các nhà phân tích tin rằng các tên lửa này có tầm bắn lên tới 10.000km và có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ. Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên “đang cầu xin chiến tranh”. 

cang thang trieu tien phu bong chod 20 Hàn Quốc đề nghị Nga giúp kiềm chế Triều Tiên

Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên đã làm cho tình hình an ninh toàn cầu ...

cang thang trieu tien phu bong chod 20 Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên: Hàn Quốc không phát hiện chất phóng xạ

Ủy ban An toàn và an ninh hạt nhân của Hàn Quốc khẳng định cơ quan này không phát hiện các chất phóng xạ, bao ...

cang thang trieu tien phu bong chod 20 Những du khách Mỹ cuối cùng đến thăm Triều Tiên

Trước khi lệnh cấm du lịch đến Triều Tiên của Mỹ có hiệu lực, một nhóm nhỏ du khách Mỹ đã tìm mọi cách để ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động