Nhỏ Bình thường Lớn

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan vào vòng ‘nguy hiểm’, sự giận dữ của nông dân và hơn thế nữa…

Nông dân Ba Lan một lần nữa lại tiến về phía đường biên giới với nước láng giềng Ukraine trong một cuộc đình công mới kéo dài một tháng, nhằm chống lại các chính sách của EU và sự cạnh tranh từ nước láng giềng Ukraine mà họ coi là không lành mạnh.

Ngày 9/2, Công đoàn Đoàn kết thông báo, họ sẽ bắt đầu chặn các con đường và cửa khẩu biên giới với Ukraine cho đến ngày 10/3.

Sau đó, ngày 13/2, họ tiếp tục tuyên bố sẽ chặn tất cả các cửa khẩu biên giới với Ukraine vào ngày 20/2, khiến căng thẳng ở vùng biên leo thang hơn nữa.

Qua mạng xã hội, những lời bất bình được chia sẻ trên khắp châu Âu, nông dân lên tiếng phản đối vấn đề bị cho là sự cạnh tranh không lành mạnh gia tăng từ bên ngoài khu vực, đặc biệt là từ quốc gia láng giềng Ukraine, cũng như các chính sách của EU nhằm chống biến đổi khí hậu đã áp đặt các hạn chế đối với nông dân.

Sự giận dữ của nông dân, đẩy quan hệ Ukraine-Balan vào vòng ‘nguy hiểm’ và hơn thế nữa…
Các tài xế Ukraine biểu tình tại trạm kiểm soát Yahodyn-Dorohusk để phản đối việc nông dân Ba Lan cản trở xe tải lưu thông, ngày 15/2. (Nguồn: Ukrinform)
Sự giận dữ của nông dân, đẩy quan hệ Ukraine-Balan vào vòng ‘nguy hiểm’ và hơn thế nữa…
Nông dân Ba Lan sử dụng máy kéo chặn giữa đường, trong cuộc biểu tình phản đối áp lực giá cả nông sản, thuế và quy định xanh của EC, ngày 9/2. (Nguồn: Reuters)

Thế "tiến thoái lưỡng nan"

Liên minh Công đoàn Đoàn kết đã đổ lỗi trực tiếp cho chính quyền Ba Lan và Ủy ban châu Âu (EC) về những gì họ nói là không hành động vì lợi ích người dân. Theo quan điểm của họ, “Sự thụ động của chính quyền Ba Lan và những tuyên bố hợp tác với EC… liên quan việc nhập khẩu nông sản và thực phẩm từ Ukraine khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố một cuộc tổng đình công” - một nội dung trong một tuyên bố vào ngày 2/2.

Bộ Nông nghiệp Ukraine xác nhận với tờ Kyiv Independent rằng, Kiev và Warsaw đang đàm phán. Tuy nhiên, dường như chưa có hồi kết về những tranh chấp nông nghiệp vốn khởi phát từ tháng 4/2023.

Nhưng ngành nông nghiệp Ukraine hiện cũng lo ngại các cuộc biểu tình đang thổi bùng tinh thần chống Kiev ở một trong những đồng minh lớn nhất của nước này trong cuộc xung đột quân sự với Nga.

Trong cuộc biểu tình ngày 9/2, ở Grojec, Ba Lan, nhằm phản đối thương mại miễn thuế với nông sản Ukraine, nông dân đã lái xe với tốc độ “rùa bò” hay chặn đường bằng máy kéo… Hiện tại, sau khi phát động lệnh phong tỏa 30 ngày, các cuộc biểu tình đã khơi dậy sự phẫn nộ, đặc biệt, sau khi các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình Ba Lan đổ ngũ cốc của Ukraine từ các xe tải tại trạm kiểm soát Dorohusk.

Kiev lên án hành động này và kêu gọi trừng phạt thủ phạm. Văn phòng Công tố quận Chelm của Ba Lan đã mở một cuộc điều tra vào ngày 12/2, cảnh báo hành vi phạm tội có thể dẫn đến 5 năm tù.

Chính quyền Ba Lan đã xin lỗi Ukraine sau vụ việc, nhưng căng thẳng vẫn tăng cao khi những người biểu tình bắt đầu một cuộc phong tỏa khác tại trạm kiểm soát Korczowa-Krakivets vào ngày 13/2.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Ba Lan trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan", trong lời xin lỗi vẫn phải lên tiếng bảo vệ người biểu tình, đồng thời cáo buộc sản phẩm thực phẩm của Ukraine kém chất lượng.

“Những nông dân có thể đã để cảm xúc lấn át, nhưng chúng ta nên nhớ rằng, họ đang ở trong tình trạng kinh tế rất khó khăn. Trước mắt, ngay trong chính vụ Xuân này, họ không có tiền để mua phân bón và thuốc trừ sâu. Rất dễ để hiểu sự tuyệt vọng của họ”, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czesław Siekierski chia sẻ vào ngày 12/2 vừa qua.

Trong khi đó, đối với phía Ukraine nguyên nhân của các cuộc biểu tình không hoàn toàn rõ ràng. Warsaw đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm của Ukraine kể từ ngày 15/4/2023 và tiếp tục mở rộng lệnh cấm vận vào ngày 15/9/2023.

Tháng 5/2023, EU đã áp đặt các hạn chế cho phép Ba Lan, Hungary, Slovakia, Romania và Bulgaria cấm bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine trong nước, trong khi vẫn cho phép quá cảnh các sản phẩm này để xuất khẩu đi nơi khác, sau khi nông dân địa phương phàn nàn việc nhập khẩu đang khiến giá nông sản trong nước giảm mạnh.

Xuất khẩu ngũ cốc và dầu của Ukraine sang Ba Lan giảm đáng kể sau lệnh cấm trên. Theo dữ liệu từ Câu lạc bộ Kinh doanh nông nghiệp Ukraine (UCAB), tháng 3/2023 sản lượng xuất khẩu là 277.500 tấn, chỉ còn 61.000 tấn vào tháng 4 và xuống dưới 20.000 tấn vào tháng 12.

Người đứng đầu UCAB Oleksandra Avramenko khẳng định, “Trong vài tháng qua, không có nhiều nông sản Ukraine đi qua biên giới Ba Lan. Các sản phẩm vào Ba Lan không được bán trên thị trường nước này, mà thường được vận chuyển đến các nước thứ ba”.

Tuy nhiên, bà Avramenko lại lưu ý rằng, có thể tại các bên thứ ba, chẳng hạn như người mua ở Đức, sau đó có thể bán sản phẩm của Ukraine trở lại Ba Lan. “Nhưng đây không phải là trách nhiệm giám sát của Ukraine”.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan hứa sẽ tăng cường kiểm soát biên giới và thực hiện nhiều cuộc kiểm tra hơn sau chuyến đi thực tế tại biên giới vào ngày 4/2. Nhưng ông Czesław Siekierski cũng cho rằng, “Việc nhập khẩu quá nhiều nông sản Ukraine – vốn không đáp ứng đủ các yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn cao của EU cũng đã gián tiếp đe dọa khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Ba Lan”.

Chưa có động thái mới, tình hình còn "nóng hơn"?

Trong khi đó, ở tầm rộng lớn hơn, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cảnh báo, tranh chấp có thể làm dấy lên tư tưởng chống Ukraine ở Ba Lan.

“Tôi không nghĩ có bất kỳ xung đột quan điểm hoặc lợi ích đáng kể nào giữa chính phủ (Ba Lan) và những nông dân biểu tình”, người đứng đầu chính phủ Ba Lan nói trong cuộc họp ở thị trấn Morag, phía Bắc Ba Lan vào ngày 11/2.

“Nếu Ukraine vẫn muốn có thể huy động cả thế giới ủng hộ mình trong cuộc xung đột với Nga, thì nước này cũng cần phải tôn trọng lợi ích của từng thành viên trong cộng đồng này”, ông Tusk nói thêm.

Trên thực tế, Warsaw trước đó đã đàm phán với những người biểu tình để chấm dứt một cuộc phong tỏa vào ngày 6/1. Khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Siekierski đã cam kết đáp ứng ba yêu cầu của nông dân, bao gồm trợ cấp ngô trị giá một tỷ Zloty (251 triệu USD), tăng các khoản vay thanh khoản lên 2,5 tỷ Zloty (629 triệu USD) và giữ thuế nông nghiệp ở mức năm 2023

Thủ tướng Tusk vẫn giữ lệnh cấm vận đối với hàng thực phẩm của Ukraine nhưng không mở rộng danh sách sang các mặt hàng khác, như đường, trứng và thịt gia cầm theo yêu cầu của người biểu tình.

Trong khi đó, người đứng đầu Câu lạc bộ Kinh doanh nông nghiệp Ukraine Oleksandra Avramenko lo ngại việc nối lại các cuộc biểu tình sẽ có lợi cho các đảng cánh hữu của Ba Lan trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, vào ngày 6-9/6 tới. Các đảng cánh hữu thường có quan điểm chống Ukraine và theo bà Avramenko, “các động thái chống lại Ukraine rất thuận lợi cho cánh hữu".

Nhận định về bối cảnh, nông dân từ nhiều quốc gia châu Âu nhen nhóm tổ chức các cuộc biểu tình, bà Avramenko cho rằng, chỉ có Ba Lan đang nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào Ukraine. Nông dân Pháp và Tây Ban Nha phản đối hàng nhập khẩu từ tất cả các nước thứ ba, trong khi đa số chỉ trích chi phí gia tăng và Thỏa thuận xanh chưa thỏa đáng của EU.

Hồi tháng Giêng, nông dân Romania đã phản đối hàng nhập khẩu của Ukraine và các vấn đề khác, nhưng Kiev và Bucharest đã đạt được thỏa thuận. Bà Avramenko mong muốn có thể làm điều tương tự với Ba Lan.

Được biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ra lệnh “đàm phán gấp” với Ba Lan sau khi nông dân Ba Lan biểu tình dữ dội, kéo theo căng thẳng trong quan hệ song phương. Nhưng chuyện ngoại giao đôi khi không đồng nghĩa với vấn đề kinh tế. Chính phủ Ba Lan chắc chắn phải có sự lựa chọn ưu tiên, khi đối diện áp lực từ phản đối trong nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, dường như hành động của chính phủ các bên khó theo kịp mong muốn của nông dân. Trong lúc chính phủ Ukraine và Ba Lan đều chưa có động thái mới xoa dịu tình hình, các tài xế Ukraine đã "tự xử" bằng cuộc biểu tình tự phát tại trạm kiểm soát Yahodyn-Dorohusk. Một hàng dài xe tải của các tài xế Ukraine treo biển phản đối bằng ba thứ tiếng Ukraine, Ba Lan và tiếng Anh, lên án nông dân Ba Lan cản trở xe tải lưu thông, báo cáo của Ukrinform cho biết.

Giá vàng hôm nay 16/2/2024: Giá vàng giảm mạnh sau Tết Giáp Thìn, chênh bất thường với thế giới, ngày vía Thần Tài thị trường còn đột biến?

Giá vàng hôm nay 16/2/2024: Giá vàng giảm mạnh sau Tết Giáp Thìn, chênh bất thường với thế giới, ngày vía Thần Tài thị trường còn đột biến?

Giá vàng hôm nay 16/2/2024 tạm giảm nhưng không có gì ngạc nhiên khi từ ngân hàng trung ương các nước, đến người tiêu dùng ...

Giá cà phê hôm nay 16/2/2024: Giá cà phê robusta cao nhất 30 năm, kỳ vọng giá còn cao hơn?

Giá cà phê hôm nay 16/2/2024: Giá cà phê robusta cao nhất 30 năm, kỳ vọng giá còn cao hơn?

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 12/2023 đã tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 12,2 triệu bao. Qua đó đưa ...

Kinh tế Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng, Fed có cắt giảm lãi suất?

Kinh tế Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng, Fed có cắt giảm lãi suất?

Số liệu mới cho thấy CPI của nền kinh tế Mỹ trong tháng 1/2024 tăng 0,3%, sau khi tăng 0,2% hồi tháng 12/2023. Điều chỉnh ...

Trí tuệ nhân tạo tái định hình 2024 và xa hơn...

Trí tuệ nhân tạo tái định hình 2024 và xa hơn...

Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn bị giới hạn ở thì tương lai hay vùng đất riêng của khoa học viễn tưởng nữa, vậy ...

Kinh tế Ukraine được IMF tung thêm 'phao' cứu trợ, nhưng vẫn khó nói về những làn gió ngược chưa thể đoán trước

Kinh tế Ukraine được IMF tung thêm 'phao' cứu trợ, nhưng vẫn khó nói về những làn gió ngược chưa thể đoán trước

Ngày 13/2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, tổ chức này đã chính thức ra mắt quỹ tín thác mới mang tên Quỹ ...

(theo Kyivindependent, Ukrinform)

Tin cũ hơn

'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD
Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary
Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết