📞

Cảnh báo Mỹ vỡ nợ: Bộ Tài chính và Fed 'bó tay', điều gì sẽ đến sau ngày 1/6?

Linh Chi 16:56 | 09/05/2023
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn bế tắc trong việc nâng trần nợ, trong khi Bộ Tài chính nước này cảnh báo chính phủ có thể không còn tiền để trang trải các nghĩa vụ tài chính và có nguy cơ vỡ nợ sớm vào đầu tháng 6 tới.
Bộ Tài chính Mỹ có nguy cơ vỡ nợ vào ngày 1/6. (Nguồn: Forbes)

Ngày 7/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, cơ quan này không còn nhiều dư địa để thực hiện các biện pháp đặc biệt giúp chính phủ Mỹ thoát khỏi cảnh vỡ nợ.

Trong khi đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định: "Không ai nên cho rằng, Fed có thể bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động tiềm ẩn trong ngắn hạn và dài hạn của việc không thanh toán hóa đơn đúng hạn. Fed không tham gia vào các cuộc đàm phán về trần nợ. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bên nào".

Bế tắc chính trị làm dấy lên mối lo ngại về khả năng vỡ nợ có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.

Theo kế hoạch này, Bộ Tài chính sẽ không để trái phiếu kho bạc vỡ nợ và sẽ tiếp tục trả lãi cho những trái phiếu chính phủ đến hạn.

Kể cả không vỡ nợ, việc chạm trần nợ công cũng khiến chính phủ không còn tiền để chi cho nhiều hoạt động cần thiết, như quốc phòng, y tế và an sinh xã hội.

Hậu quả sẽ thế nào?

Ngày 3/5, Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng (CEA)

Theo CEA: "Một vụ vỡ nợ chưa từng có như vậy có thể sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, với tăng trưởng việc làm có thể chuyển từ tốc độ tăng nhanh ở thời điểm hiện tại sang thiệt hại lên đến hàng triệu việc làm.

Ngay cả với một kịch bản vỡ nợ ngắn được giải quyết nhanh chóng, Mỹ cũng có thể mất tới 500.000 việc làm và giảm 0,6% GDP thực tế".

Các nhà kinh tế học của Goldman Sachs thì ước tính, việc phá vỡ trần nợ sẽ ngay lập tức dừng 1/10 hoạt động kinh tế của Mỹ.

Còn hãng tin AP nhận định, nếu chính phủ không thể vay tiền để tiếp tục thanh toán các hóa đơn của mình trong một thời gian dài, hàng triệu người có thể mất việc làm, doanh nghiệp phá sản, sự sụp đổ chồng chất trên thị trường tài chính và nỗi đau kinh tế kéo dài.

Thiệt hại về tài chính sẽ xảy ra nhưng nguyên nhân có thể đến từ chính trị, sự rạn nứt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, hơn là vấn đề "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ.

Cơ sở cho tất cả các động thái thị trường là các ước tính khác nhau về thời điểm chính phủ Mỹ có thể sử dụng hết các lựa chọn - thường được gọi là “ngày X”.

Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ Các cuộc đàm phán giữa hai đảng được cho là khó khăn hơn để có thể đạt được 1 thỏa thuận về mức trần nợ công.

(theo The Japan Times)