Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo hôm 3/5. (Nguồn: Reuters) |
Ông Powell nói sau khi các quan chức Fed kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày: “Chúng ta đang ở trong vùng chưa được kiểm soát, hậu quả đối với nền kinh tế Mỹ có thể rất bất ổn và bất lợi. Không ai nên cho rằng, Fed có thể bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động tiềm ẩn trong ngắn hạn và dài hạn của việc không thanh toán hóa đơn đúng hạn".
Ngày 3/5 (theo giờ địa phương), Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên khoảng 5%-5,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của Fed kể từ tháng 3/2022. Nhưng trong tuyên bố chính sách đi kèm, Fed không còn lập luận rằng một số chính sách "cứng rắn" bổ sung có thể phù hợp để đảm bảo chính sách tiền tệ đủ thắt chặt nhằm đưa lạm phát trở về mức 2%.
Ông Powell cho biết, các quan chức đã thảo luận về giới hạn nợ như một rủi ro nhưng nó không ảnh hưởng đến quyết định của họ về lãi suất.
Ông nói: "Fed không tham gia vào các cuộc đàm phán về trần nợ. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cho bên nào".
Trước đó, trong một bức thư gửi Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho hay, khó có thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ thanh toán của chính phủ Mỹ, đồng nghĩa nước này sẽ vỡ nợ từ tháng 6 tới.
Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ đã điều chỉnh hạn cuối từ ngày 6/5 lên ngày 1/6, sau khi tính đến các khoản thu thuế trong tháng 4. Bộ trưởng Janet Yellen cũng nhấn mạnh, Bộ Tài chính Mỹ ước tính sẽ không thể tiếp tục đáp ứng tài chính cho chính phủ nếu Quốc hội Mỹ không nâng hoặc đình chỉ giới hạn nợ trước thời điểm này.
Bà Janet Yellen nói: "Tôi đã yêu cầu Quốc hội tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ. Kể từ năm 1789, Mỹ luôn thanh toán các hóa đơn đúng hạn và chúng ta phải tiếp tục làm như vậy. Theo đánh giá của tôi và của các nhà kinh tế, việc vỡ nợ đối với khoản nợ của chúng ta sẽ gây ra một thảm họa kinh tế và tài chính".
Phân tích của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng (CEA) công bố ngày 3/5 cho biết, việc Mỹ không trả được nợ trong thời gian dài có thể khiến nước này mất 8,3 triệu việc làm và giảm 6,1% Tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong báo cáo này, CEA cho rằng, một vụ vỡ nợ chưa từng có như vậy "có thể sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, với tăng trưởng việc làm có thể chuyển từ tốc độ tăng nhanh ở thời điểm hiện tại sang thiệt hại lên đến hàng triệu việc làm".
CEA cũng lưu ý rằng, ngay cả với một kịch bản vỡ nợ "ngắn" được giải quyết nhanh chóng, Mỹ cũng có thể mất tới 500.000 việc làm và giảm 0,6% GDP thực tế.
| OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Không phải Mỹ, những quốc gia này mới cảm thấy 'đau đớn' nhất Việc cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC và các đồng minh (OPEC+) đã khiến giá dầu tăng nhanh. Các nhà phân tích cho ... |
| Báo Mỹ: Vị trí thống trị của đồng USD được đảm bảo, đồng tiền của 'siêu cường đang lên' khó 'thế chân' Dù tầm quan trọng của đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể tăng trong thời gian tới, nhưng khó có thể thay thế đồng USD ... |
| Chủ tịch ECB: Mỹ không để một thảm họa lớn như vỡ nợ xảy ra Phát biểu trên một chương trình truyền hình của đài CBS, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho rằng, Mỹ ... |
| Chủ tịch ECB: Vị thế tiền tệ quốc tế của USD và Euro không nên được coi là điều hiển nhiên Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho rằng, Mỹ và Khu vực đồng Euro (Eurozone) không nên coi vị thế ... |
| USD vẫn là 'vua', vì sao nhiều quốc gia lại 'rủ nhau' rời xa đồng bạc Mỹ? Ngày càng có nhiều quốc gia, từ Brazil đến các quốc gia Đông Nam Á, kêu gọi người dân, doanh nghiệp giao dịch bằng các ... |