Người dân xếp hàng chờ đến lượt sạc điện thoại di động bên ngoài một của hàng ở San Juan. (Nguồn: Reuters)
Những tháng ngày tăm tối này, chiếc điện thoại trở thành phương tiện giúp họ cập nhật thông tin, trao đổi với người thân ở xa và giải trí đôi chút. (Nguồn: Reuters)
Một vài nơi có điện thắp sáng chủ yếu là nhờ máy phát điện. Trong ảnh là một người đàn ông ở San Juan đang loay hoay sửa máy phát điện. (Nguồn: Reuters)
Những chiếc xe cũng được đổ xăng một cách thủ công bằng xô như thế này. Puerto Rico đang ngày càng khan hiếm nhu yếu phẩm và nhiên liệu. (Nguồn: Reuters)
Không còn nhà để về, không có điện thắp sáng, những người dân ở Puerto Rico mòn mỏi trong bóng tối chờ được cứu trợ từ chính phủ liên bang Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Các cụ già nằm trong số những đối tượng dễ bị tổn thương nhất sau thiên tai. Một bác sỹ kiểm tra mắt cho cụ bà Hilda Colon tại một trung tâm trú ẩn dựng lên trong sân vận động Pedrin Zorrilla ở San Juan. (Nguồn: Reuters)
Cụ Hilda thức dậy với ánh mắt u buồn và mệt mỏi sau nhiều ngày vạ vật ở trung tâm trú ẩn. (Nguồn: Reuters)
Cô Monica Lopez không quên mang theo người bạn 4 chân trung thành của mình khi đi lánh nạn. Cả 2 chăm sóc lẫn nhau trong suốt quãng thời gian ở trung tâm trú ẩn Pedrin Zorrilla. (Nguồn: Reuters)
Nhà dưỡng lão Moradas Las Teresas ở Carolina, Puerto Rico, cũng chưa có điện. (Nguồn: Reuters)
Một cụ ông phải ngồi xe lăn mò mẫm đi lại mỗi khi đêm xuống. (Nguồn: Reuters)
Muốn trò chuyện với bạn, cụ bà Carmen De Jesus phải dùng đến đèn pin. (Nguồn: Reuters)
Nhà dưỡng lão Moradas Las Teresas hiện có khoảng 200 cụ già đang sinh sống. (Nguồn: Reuters)
Có cụ sử dụng nến để thắp sáng trong phòng riêng nếu không tiện đi lại trong bóng tối. (Nguồn: Reuters)
Một cụ bà mắt ngấn lệ trước cảnh tăm tối, thiếu thốn kéo dài sau bão. (Nguồn: Reuters)