Cạnh tranh Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm của 2021

MINH ANH
TGVN. Cuộc chiến không tiếng súng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc chắn vẫn là một trong những tâm điểm đáng chú ý nhất trong năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Joe Biden tại Mỹ, năm 2016. (Nguồn: Getty)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Joe Biden tại Mỹ, năm 2016. (Nguồn: Getty)

Ý tưởng lập liên minh nhằm tạo áp lực, gây sức ép kinh tế với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden là một cách tiếp cận mới, sau bốn năm Mỹ chọn con đường đơn phương “nói chuyện” với Bắc Kinh.

Chương mới trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Câu chuyện Mỹ-Nhật-Australia từng hợp tác gây sức ép với Trung Quốc nhằm dỡ bỏ sự kìm hãm đối với họ về các khoáng sản đất hiếm cần thiết trong sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, được nêu ra là một bằng chứng cho tính hiệu quả của ý tưởng liên minh gây sức ép cho Bắc Kinh.

Theo Cố vấn an ninh quốc gia được chỉ định của Tổng thống đắc cử Joe Biden, ông Jake Sullivan, Trung Quốc luôn thấy được lối thoát thông qua các mối quan hệ kinh tế của họ với những nước khác. Chỉ bằng cách đóng các lối thoát đó thì mới có thể khiến Trung Quốc kiềm chế các hành vi lạm dụng thương mại. Vì vậy, áp lực đa phương được cho là sẽ hiệu quả để khiến Bắc Kinh khó có thể dùng nước này chống lại nước khác bằng cách đưa ra “phần thưởng” là ưu đãi tiếp cận thị trường rộng lớn của họ.

Việc lập liên minh để đối phó với Bắc Kinh là cách tiếp cận khác hẳn với Tổng thống Trump - từng căng thẳng với cả các đồng minh khi đối đầu với Trung Quốc. Dù vậy, nếu cách tiếp cận của ông Trump đã thay đổi được quan điểm trong mối quan hệ Mỹ-Trung, hình thành quan điểm rằng, Trung Quốc không chỉ là đối thủ cạnh tranh mà còn là mối đe dọa với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ; thì cách tiếp cận mới bằng một chiến lược đa phương của ông Biden cũng đã chia sẻ một quan điểm rằng, Trung Quốc đặt ra thách thức lớn với vai trò lãnh đạo kinh tế và chính trị của Mỹ trong thế kỷ XXI. Ông Biden cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc cướp công nghệ của các công ty Mỹ, trợ cấp không công bằng cho các công ty Nhà nước.

Truyền thông quốc tế đưa tin, Chính quyền mới của ông Biden có kế hoạch mời gọi các nước đồng minh hàng đầu cho các liên minh về công nghệ, bao gồm cả việc phát triển các công nghệ viễn thông mới để giảm bớt sự phụ thuộc vào thiết bị 5G từ Huawei. Một số đề xuất khác liên quan đến việc ngăn chặn việc bán công nghệ sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc, hiện do các công ty ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu thống trị, để cố gắng kìm chân các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, nước này đang để mắt đến Chính quyền Mỹ mới một cách thận trọng, trong khi vẫn muốn cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, từ chiến lược phát triển “tuần hoàn kép” đến tám nhiệm vụ đã được xác định tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương, có thể thấy Bắc Kinh đang rất cảnh giác với các sức ép từ bên ngoài.

Có nhiều ý kiến cho rằng, ông Biden chắc sẽ không bỏ qua nhu cầu cải thiện quan hệ từ phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Chính quyền mới khó có thể bước qua hoặc lấp đầy những “hố sâu” trong mối quan hệ hiện tại. Các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh của Tổng thống Trump với 3/4 kim ngạch nước này xuất qua Mỹ (tương đương 370 tỷ USD hàng hóa) khó có thể đảo ngược một cách nhanh chóng, kể cả khi được Tổng thống Mỹ đắc cử Biden ủng hộ.

Tuy nhiên, ông Biden hiện công khai cam kết tiếp tục thành quả cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, đồng thời tiếp tục thực hiện thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một. Đội ngũ của ông Biden cũng chưa đưa ra cam kết gì đối với các cuộc đàm phán mới trong thời gian tới.

Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị

Cũng là điều dễ hiểu nếu Chính quyền của ông Biden muốn phối hợp với các đồng minh để đối phó với Trung Quốc. Nhưng Chính sách “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump từng xung đột toàn diện với đồng minh. Mặc dù, Chính quyền Mỹ mới có thể muốn thay đổi chính sách này của ông Trump, nhưng việc kêu gọi phối hợp để hình thành sức mạnh tổng hợp cứng rắn để đối đầu là vấn đề không dễ dàng.

Các đồng minh tiềm năng có thể sẽ miễn cưỡng tham gia một liên minh mới, sau bốn năm Washington chọn con đường đơn phương tiếp cận Trung Quốc và chỉ đề cao lợi ích Mỹ. Thậm chí, trước nhiền toan tính riêng từ các đồng minh, Mỹ còn có nguy cơ bị mắc kẹt trong những cuộc đàm phán, thay vì dẫn dắt được các thành viên.

Ngoài ra, xét về lợi ích, các đồng minh của Mỹ ít nhất còn lo ngại khả năng mất đi một thị trường khổng lồ. EU đã hoàn tất thỏa thuận đầu tư song phương với Trung Quốc sau bảy năm đàm phán, đã đưa ông Tập vào một vị trí mạnh mẽ hơn với chính quyền mới của Mỹ, như một lời nhắc nhở rằng không thể coi thường sự ủng hộ của châu Âu.

Trong lúc cách tiếp cận mới mẻ của Tổng thống đắc cử Mỹ vẫn còn để ngỏ nhiều vấn đề thì giới phân tích không ít người cho rằng, Bắc Kinh đã sớm nhận diện nguy cơ để chuẩn bị đón thách thức mới, thậm chí Trung Quốc còn được cho là đã đi trước một bước. Thời gian gần đây, Trung Quốc tích cực theo đuổi kế hoạch tiếp cận đa phương để thu hút càng nhiều càng tốt các đồng minh của Mỹ vào quỹ đạo kinh tế của mình. Bắc Kinh cũng xúc tiến các hợp tác thương mại song phương với từng nước với các tính toán riêng.

Trung Quốc cũng được cho là nỗ lực thông qua các tổ chức quốc tế, để kiểm soát tốt hơn “cuộc chơi quốc tế”. Chẳng hạn, mối quan tâm của Trung Quốc trong việc hoàn thành Hiệp định RCEP (tháng 11/2020) với 14 quốc gia khác, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, trong bối cảnh sức ép thương mại tăng dần từ Chính quyền Mỹ. Hay Hiệp định đầu tư toàn diện Trung-Âu (CAI) mới được ký kết nhằm tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với đồng minh châu Âu của Mỹ. Gần đây, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ xem xét việc tham gia CPTPP – Hiệp định mà Mỹ đã rút khỏi phiên bản ban đầu (TPP).

Trong giới học giả, nhiều người cho rằng, Trung Quốc đã tranh thủ tốt các cơ hội hợp tác quốc tế đa phương và song phương, tận dụng tối đa các mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ và đẩy Washington ra càng xa càng tốt. Điều này đồng nghĩa với sức ép và các biện pháp trừng phạt của Mỹ từ các lĩnh vực thương mại, công nghệ, vốn… về cơ bản sẽ không làm giảm sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, ngược lại, Washington có thể sẽ phải tự gánh chịu thiệt hại. Hơn nữa, “khoảng trống” Trung-Mỹ cũng sẽ có các đồng minh Nhật Bản, châu Âu… điền vào.

Trong thời đại của ông Biden, Mỹ đứng trước sự lựa chọn mới đối với Trung Quốc. Đây là một cuộc cạnh tranh đầy phức tạp, đồng thời cũng là thời kỳ mới mà nguy cơ và cơ hội cùng tồn tại.

Tổng thống Trump ký sắc lệnh sửa đổi lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ rót tiền vào Trung Quốc

Tổng thống Trump ký sắc lệnh sửa đổi lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ rót tiền vào Trung Quốc

TGVN. Nhà Trắng ngày 13/1 cho biết, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh sửa đổi lệnh cấm các nhà đầu tư Mỹ ...

Mỹ công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tập trung đối phó với hoạt động của Trung Quốc

Mỹ công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tập trung đối phó với hoạt động của Trung Quốc

TGVN. Ngày 12/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm thúc đẩy các ...

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Đông Nam Á: Nắm bắt thời cơ

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Đông Nam Á: Nắm bắt thời cơ

TGVN. Trung Quốc hướng tới mở rộng ảnh hưởng, xây dựng hình ảnh cường quốc có trách nhiệm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Tài sản của diễn viên Trung Quốc Triệu Vy, thuộc công ty cổ phần Hợp Bảo, bị phong tỏa giữa lúc tin đồn cô chuẩn bị tái xuất được lan ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Tây Ban Nha, đối tác chiến lược đầu ...
Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs Atletico Madrid tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua BST áo dài chủ đề ...
Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 16/4: Điều chỉnh trái chiều ở phía Nam, chững giá tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 16/4: Điều chỉnh trái chiều ở phía Nam, chững giá tại miền Bắc

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh trái chiều ở khu vực phía Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 16/4/2024, thị trường tiêu chịu thiệt, cây tiêu khởi sắc mang lại niềm vui và kỳ vọng cho người trồng

Giá tiêu hôm nay 16/4/2024, thị trường tiêu chịu thiệt, cây tiêu khởi sắc mang lại niềm vui và kỳ vọng cho người trồng

Giá tiêu hôm nay 16/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 89.000 – 89.500 đồng/kg.
Giải pháp hiệu quả trong quản lý thuế đối với hoạt động xăng dầu

Giải pháp hiệu quả trong quản lý thuế đối với hoạt động xăng dầu

Trong hoạt động xăng dầu nói riêng, các chủ thể kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho lượng xăng dầu được bán ra cho người tiêu dùng.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: Yen Nhật xuống đáy gần 34 năm, thị trường tự do vượt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: Yen Nhật xuống đáy gần 34 năm, thị trường tự do vượt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4 ghi nhận đồng USD giảm khi các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/4: Đồng USD xác lập đà giảm, 'giải mã' biến động trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/4: Đồng USD xác lập đà giảm, 'giải mã' biến động trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/4 ghi nhận đồng USD xác lập đà giảm, có mức hỗ trợ mạnh quanh mốc 104.
Phiên bản di động