Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Trung Quốc 'hụt hơi', xuất hiện 'kỳ đà' cản đường phục hồi hậu Covid-19

TGVN. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 14/8 công bố các số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng sản lượng công nghiệp của nước này thấp hơn dự kiến và doanh số bán lẻ tiếp tục giảm tháng thứ 7 liên tiếp.
TIN LIÊN QUAN
Cơ hội trở thành nhà lãnh đạo kinh tế thế giới của Trung Quốc?
Bloomberg: Trên đà phục hồi, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay
cach-nao-tai-khoi-dong-nen-kinh-te-trung-quoc-phat-tien-mat-cho-nguoi-dan
Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn gây ngập lụt ở khu vực miền Nam Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Cụ thể, doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 1,1% trong tháng 7, trái với mức dự báo tăng 0,1% của giới phân tích và thấp hơn mức giảm 1,8% trong tháng 6. Trong khi đó, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 7 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, tương tự số liệu của tháng 6, song thấp hơn mức dự báo tăng 5,1% đưa ra trước đó.

Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-7 đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, tương tự dự báo trước đó song thấp hơn so với mức giảm 3,1% trong giai đoạn từ tháng 1-6. Trong khi đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng - một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - giảm 1% trong giai đoạn từ tháng 1-7, so với mức giảm 2,7% trong giai đoạn từ tháng 1-6.

Còn tỷ lệ thất nghiệp dựa trên khảo sát trên toàn quốc trong tháng 7 của Trung Quốc vẫn ở mức 5,7%, tương tự số liệu của tháng 6.

Một số nhà phân tích cho rằng, sự “hụt hơi” của đà hồi phục kinh tế Trung Quốc là do những trận mưa lớn gây ngập lụt ở khu vực miền Nam Trung Quốc kể từ tháng 6 và dịch Covid-19 bùng phát đã khiến một số địa phương của nước này phải áp dụng lệnh phong tỏa, từ đó khiến các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ.

Nhà kinh tế trưởng Zhang Yi của Zhonghai Shengrong Capital Management nhận định, chi tiêu tiêu dùng vẫn yếu cho thấy ảnh hưởng kinh tế kéo dài của dịch Covid-19. Theo nhà kinh tế này, do dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại trong nửa cuối năm 2020, Trung Quốc không nên thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm và cần duy trì chính sách tài khóa phù hợp.

Trong khi đó, các nhà phân tích của Nomura cho rằng, mặc dù một số hoạt động đầu tư có thể hồi phục nhẹ nếu tình trạng lũ lụt giảm bớt trong những tháng tới, song sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ yếu hơn trong nửa cuối năm 2020, với các "kỳ đà" cản đường phục hồi như nhu cầu nội địa đang chững lại và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung.

Liệu kinh tế Trung Quốc có thoát suy thoái do dịch Covid-19?

Liệu kinh tế Trung Quốc có thoát suy thoái do dịch Covid-19?

TGVN. Theo một số chuyên gia Trung Quốc, nền kinh tế nước này đã thoát khỏi cuộc suy thoái do dịch Covid-19 gây ra và ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (30/7-5/8): Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc lại leo thang, EU chùn bước trước Mỹ, nguy cơ phục hồi kinh tế bị đảo ngược

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (30/7-5/8): Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc lại leo thang, EU chùn bước trước Mỹ, nguy cơ phục hồi kinh tế bị đảo ngược

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục leo thang, EU chùn bước trước Mỹ,Hàng không thế giới có thể mất tới 117 tỷ doanh thu ...

Kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại nhưng còn quá sớm để phủ nhận những thách thức

Kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại nhưng còn quá sớm để phủ nhận những thách thức

TGVN. Sau giai đoạn khủng hoảng của đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc đã có sự phục hồi và trên đà tăng trưởng trở ...

(theo Reuters)