Cập nhật Covid-19 ngày 12/3: Xấp xỉ 30 triệu ca nhiễm, Tổng thống Mỹ cảnh báo 'cuộc chiến còn dài', EU bị giáng đòn mạnh liên quan vaccine

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 119 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,64 triệu trường hợp tử vong và hơn 94,7 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 12/3: Xấp xỉ 30 triệu ca nhiễm, Tổng thống Mỹ cảnh báo 'cuộc chiến còn lâu', EU bị giáng đòn mạnh liên quan vaccine

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do Covid-19 vẫn là Mỹ với 543.721 ca tử vong trong tổng số xấp xỉ 30 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 158.326 ca tử vong trong số hơn 11,3 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 273.124 ca tử vong trong số gần 11.3 triệu bệnh nhân.

Tính theo tỷ lệ dân số, Cộng hòa Czech là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 211 người tử vong. Tiếp đến là Bỉ với 193 người và Slovenia 188 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 39,2 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 886.000 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribbean, với hơn 707.400 ca tử vong trong hơn 22,3 triệu ca nhiễm.

Bắc Mỹ có hơn 551.500 ca tử vong trong hơn 30 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 261.400 ca tử vong trong hơn 16,4 triệu ca nhiễm. Trung Đông có hơn 107.100 ca tử vong, châu Phi có hơn 106.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại dương là 958 người.

* Khu vực châu Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, người dân nước này có thể sẽ được kỷ niệm ngày quốc khánh 4/7 tới trong điều kiện "gần như bình thường" nếu đoàn kết thực hiện các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 lây lan và tiêm vaccine.

Trong bài phát biểu "khung giờ vàng" đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ tối 11/3 (theo giờ Washington), ông Joe Biden thừa nhận "cuộc chiến còn lâu mới kết thúc" trong bối cảnh nước Mỹ đã có hơn 530.000 người Mỹ tử vong vì Covid-19 sau 12 tháng căn bệnh này được công bố là đại dịch.

Mỹ là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới về số ca tử vong do Covid-19, nhưng lúc này đang vượt qua các nước châu Âu và nước láng giềng Canada về sản xuất và phân phối vaccine.

Tổng thống Joe Biden cho biết, mục tiêu ban đầu về việc tiêm 1 triệu liều vaccine mỗi ngày đã nhanh chóng hoàn thành và ông đang chỉ đạo các cơ quan chức năng Mỹ nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tiêm 2 triệu liều vaccine mỗi ngày.

Dự kiến đến ngày 1/5, tất cả các bang của Mỹ sẽ gỡ bỏ những giới hạn về điều kiện được ưu tiên tiêm vaccine, mở đường cho việc tất cả người lớn không phân biệt độ tuổi và điều kiện đều được tiêm vaccine.

Cùng ngày, chính phủ Argentina thông báo sẽ giảm tiếp nhận các chuyến bay từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Brazil và các nước Mỹ Latinh khác kể từ tuần tới để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại quốc gia Nam Mỹ này.

Theo quyết định trên, số chuyến bay từ Brazil, Mexico và châu Âu sẽ giảm 20%; từ Chile, Colombia, Ecuador, Panama và Peru sẽ giảm 30%; và từ Mỹ sẽ giảm 10%. Đây là biện pháp mới nhất nhằm hạn chế sự xâm nhập của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, Argentina sẽ không đóng cửa hoàn toàn biên giới như từng được áp dụng khi đại dịch Covid-19 mới xuất hiện. Đến nay Argentina đã ghi nhận trên 2,1 triệu ca mắc bệnh khiến 53.359 người tử vong.

* Tại châu Âu, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (73 tuổi) sẽ bắt đầu tự cách ly sau khi ông tiếp xúc với một thành viên trong gia đình có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Dự kiến, Ngoại trưởng Le Drian sẽ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lần đầu vào tối 11/3 (theo giờ Pháp) và xét nghiệm thứ lần hai vào ngày 17/3 - một tuần sau khi tiếp xúc với ca mắc Covid-19.

Trong bối cảnh số ca lây nhiễm tăng cao kỷ lục trong những ngày gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 50 triệu dân trước mùa Thu năm nay, nhằm chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Từ ngày 14/1 vừa qua, quốc gia có dân số khoảng 83 triệu người này đã tiêm chủng khoảng 10,56 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Sinovac Biotech Ltd của Trung Quốc sản xuất.

Theo Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, hiện nước này đã ghi nhận 2,82 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 29.000 người đã tử vong.

* Ở châu Á, sáng 12/3, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn thêm 2 tuần các biện pháp giãn cách xã hội hiện tại và lệnh cấm tụ tập riêng tư từ 5 người trở lên, trừ các thành viên trong cùng một gia đình trong nỗ lực đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) sáng cùng ngày cho biết, có thêm 488 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 467 ca lây nhiễm trong nước và 21 ca "ngoại nhập", nâng tổng số ca nhiễm virus trên cả nước lên thành 94.686 người, trong đó có 1.662 bệnh nhân không qua khỏi.

* Tại châu Phi, Tổng thống Rwanda Paul Kagame đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên ở khu vực Đông Phi được tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, khi chiến dịch tiêm phòng được bắt đầu triển khai vài ngày gần đây.

Trong một bài đăng trên Twitter, Tổng thống Kagame (63 tuổi) xác nhận ông và vợ đã được tiêm phòng. Tuy nhiên, ông không nêu rõ đã được tiêm loại vaccine nào.

Đến nay, Rwanda đã nhận được khoảng 100.000 liều Pfizer-BioNTech và 240.000 liều AstraZeneca/Oxford. Khoảng 230.000 người đã được tiêm vaccine.

Kể từ khi dịch bùng phát, Rwanda đã áp đặt một số biện pháp nghiêm ngặt nhất để phòng chống virus SARS-CoV-2 lây lan và là một trong những nước đầu tiên của châu Phi đóng cửa hoàn toàn hồi tháng 3/2020. Thủ đô Kigali đã bị tái phong toả toàn bộ vào tháng 1/2021 sau khi số ca nhiễm mới gia tăng.

Một số nước khác ở khu vực Đông Phi như Kenya và Uganda cũng đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng. Ethiopia, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở khu vực, cũng sẽ bắt đầu triển khai tiêm phòng vào ngày 12/3.

* Liên quan báo cáo về những rủi ro khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Astrazeneca, tối 11/3, một người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Ủy ban Tư vấn toàn cầu về an toàn vaccine (GACVS) của WHO đang đánh giá một cách thận trọng các báo cáo này.

WHO cũng khuyến khích tất cả các nước giám sát một cách chặt chẽ những ảnh hưởng có hại tới sức khỏe liên quan tới việc sử dụng bất kỳ loại vaccine nào.

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) tuyên bố, các quốc gia châu Âu có thể tiếp tục sử dụng vaccine của hãng dược AstraZeneca trong khi diễn ra cuộc điều tra nhằm vào các trường hợp bị hình thành cục máu đông sau khi sử dụng loại thuốc này.

Đức cũng tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine của hãng AstraZeneca do chưa có bằng chứng rõ rệt nào về các phản ứng phụ nghiêm trọng từ việc tiêm phòng loại vaccine này, trong bối cảnh các nước châu Âu như Đan Mạch, Na Uy và Iceland quyết định tạm ngừng tiêm vaccine này.

Mặc dù vậy, đã có thêm một số nước ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca, như Thái Lan và Italy.

Trong diễn biến khác cũng liên quan tới vaccine của AstraZeneca, hai nguồn tin của EU cho biết, Washington đã nói với EU không nên trông đợi vào việc sớm nhận được vaccine phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca sản xuất tại Mỹ,

Đây được coi là một đòn mới giáng vào khả năng đảm bảo nguồn cung vaccine của khối.

Thông điệp của Mỹ có thể làm phức tạp các kế hoạch tiêm chủng tại 27 quốc gia thành viên EU, vốn đang phải chật vật với tình trạng chậm giao hàng từ các hãng dược kể từ tháng 1 vừa qua.

* Cũng trong ngày 11/3, chính phủ Argentina cho biết đã ký hợp đồng mua thêm 3 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 với công ty Sinopharm của Trung Quốc và những lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển tới quốc gia Nam Mỹ này từ tuần tới để phục vụ cho chương trình tiêm chủng quốc gia.

Trước đó, Argentina cũng đã mua 904.000 liều vaccine cùng loại của Sinopharm và bắt đầu tiếp nhận gần 100.000 liều hồi cuối tháng 2 để triển khai kế hoạch tiêm chủng cho các nhân viên làm trong ngành giáo dục. Đến nay Argentina mới cho phép tiêm loại vaccine của Sinopharm cho những người dưới 60 tuổi.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19 và cái nhìn tích cực về lễ hội
Nhìn lại 10 thời điểm đáng nhớ của đại dịch Covid-19 một năm qua
Covid-19 tại Việt Nam sáng 12/3: Hai ca mắc mới ở Hải Dương, Hà Nội an toàn qua 24 ngày
Tin thế giới 11/3: Mỹ đề nghị Trung Quốc họp cấp cao; Nga phủ nhận quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ; Ukraine 'đánh lớn' ở Donbass
Tin thế giới 10/3: Nga dội tên lửa xuống Bắc Syria; Tàu chiến Mỹ đem vũ khí 'kỳ dị' đến Biển Đen; 'Thời khắc lịch sử' ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động